Thực trạng năng lực của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Thực trạng một số phẩm chất tâm lý của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Nghiên cứu tại xã Thuỵ Phương, Xuân Phương, Cổ Nhuế thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 51 - 52)

- Khả năng lôi cuốn, tập hợp quần chúng,

a. Lập trường chính trị vững vàng 2.79 (1) 2.75 (1) 2.91 (1) b Coi trọng lợi ích chung của dân 2.64 (2) 2.63 (2) 2.82 (2)

3.1.2. Thực trạng năng lực của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã

Để tìm hiểu về năng lực của Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đề nghị các cán bộ uỷ ban đánh giá năng lực của Chủ tịch UBND xã, kết quả như sau:

Theo ý kiến đánh giá của CBUB thì khả năng nổi trội nhất của người Chủ tịch UBND xã là “Khả năng lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân” (TB 2.5); tiếp đến là “Khả năng truyền đạt và điều hành công việc” (TB 2.49); và “Khả năng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của nhà nước” (TB 2.48).

Khi Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã có khả năng lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất, thu hút, lôi cuốn được nhân dân tham gia các hoạt động chung sẽ là điều kiện thuận lợi để mang lại thành công cho hoạt động quản lý lãnh đạo của Chủ tịch xã.

Bảng 12: Cán bộ uỷ ban đánh giá về năng lực của Chủ tịch xã

Các năng lực T. bình Hạng

a. Khả năng lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân 2.50 1 b. Khả năng truyền đạt và điều hành công việc 2.49 2 c. Khả năng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của NN 2.48 3 d. Năng lực tổ chức, điều khiển các cuộc họp, hội nghị 2.47 4.5 e. Năng lực hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân 2.47 4.5

g. Năng lực chuyên môn 2.45 6

h. Khả năng lập kế hoạch và ra quyết định 2.43 7

Những năng lực của Chủ tịch UBND xã mà cán bộ uỷ ban xếp hạng cuối là “Khả năng lập kế hoạch và ra quyết định” (TB 2.43) và “Năng lực chuyên môn” (TB 2.45). Điều này phần nào thể hiện năng lực của Chủ tịch UBND xã chưa đáp ứng được với yêu cầu.

Vấn đề trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở nói chung và Chủ tịch UBND xã nói riêng đang còn

nhiều bất cập. Cán bộ xã ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Ninh Thực đã viết “Trong những năm qua, chúng ta chỉ chú trọng đào tạo cán bộ từ cấp huyện trở lên để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức nhà nước; còn lại hầu hết cán bộ xã chưa được đào tạo cho nên tiêu chuẩn về trình độ, năng lực cán bộ xã còn chung chung, trình độ văn hoá thấp cũng có thể làm cán bộ chủ chốt ở cơ sở” [38, 5].

Một số người sau khi được bầu vào vị trí lãnh đạo cấp mới bắt đầu đi học các lớp đại học tại chức để chuẩn hoá. Do vậy, sự hạn chế của họ về năng lực trong hoạt động quản lý, lãnh đạo là điều khó tránh khỏi.

Kết quả đánh giá của quần chúng nhân dân về năng lực của Chủ tịch UBND xã cho thấy như sau:

Khác với ý kiến của cán bộ uỷ ban, nhóm quần chúng nhân dân đánh giá "Khả năng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của nhà nước" (TB 2.28) đứng thứ nhất; thứ hai là "Khả năng truyền đạt và điều hành công việc" (TB 2.22) và "Khả năng lập kế hoạch và ra quyết định" (TB 2.22). Đối với quần chúng nhân dân thì "Khả lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân” của Chủ tịch UBND xã được đánh giá ở hạng 5.5 (TB 2.18). Điều đó có nghĩa rằng, người dân chưa thực sự được tham gia vào các hoạt động chung. Hoặc người Chủ tịch UBND xã chưa huy động được người dân trong công việc chung.

Bảng 13: So sánh ý kiến của Quần chúng nhân dân và Cán bộ uỷ ban về năng lực của Chủ tịch xã

Các năng lực QCND CBUB

TB Hạng TB Hạng a. Khả năng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của NN 2.28 1 2.48 3

Một phần của tài liệu Thực trạng một số phẩm chất tâm lý của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Nghiên cứu tại xã Thuỵ Phương, Xuân Phương, Cổ Nhuế thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)