Quan điểm về tầm quan trọng của các yêu cầu chuyên môn đối vớ

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nghề công tác xã hội của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 59)

nghề CTXH của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình

Hoạt động lao động của nhân viên xã hội đòi hỏi đội ngũ nhân viên xã hội phải có những kiến thức, kỹ năng, thái đội nghề nghiệp. Những phẩm chất này chính là những giá trị không thể thiếu đối với bất cứ ai muốn trở thành một nhân viên xã hội. Trong phần tiếp theo của đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu quan điểm của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình về tầm quan trọng của các yêu cầu chuyên môn trong nghề CTXH đối với họ, cụ thể là về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

53

a. Quan điểm về tầm quan trọng của các kiến thức trong nghề CTXH của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình

Bảng 3.3: Quan điểm về tầm quan trọng của các khối kiến thức trong nghề CTXH

của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình

STT Các khối kiến thức ĐTB Độ tin cậy

1 Kiến thức cơ bản về triết học, kinh tế - xã hội và chính trị -

xã hội 3.42 0.776

2 Có kiến thức về tâm lý, về hành vi con người và môi trường 4.44 0.655 3 Kiến thức lịch sử phát triển của nghề 4.18 0.758 4 Kiến thức về các phương pháp trợ giúp đối tượng 4.06 0.583 5 Kiến thức về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp 4.10 0.572 6 Kiến thức về vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách

an sinh xã hội 4.39 0.631

7 Kiến thức về kinh tế 3.6 0.847

8 Kiến thức về luật pháp 3.74 0.633

9 Kiến thức về y tế, chăm sóc sức khoẻ 3.92 0.680 Dựa trên kết quả điều tra thể hiện ở bảng số liệu trên với ĐTB của đại đa số các khối kiến thức trên đều > 3.5 cho thấy, trong số 9 khối kiến thức đã được đ.ề cập đều được đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình cho là quan trọng và thực sự quan trọng, và có 7/9 yếu tố được đưa ra có tỷ lệ trên 50% đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng.

Trước hết, theo đánh giá của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình, để quá trình trợ giúp các đối tượng xã hội đạt hiệu quả tích cực thì những kiến thức cơ bản về tâm lý, hành vi và môi trường của đối tượng là rất quan trọng đối với một nhân viên xã hội. Yếu tố này được khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức độ rất cao (ĐTB: 4.44), trong đó có 87.2% tổng số khách thể nghiên cứu cho rằng kiến thức này quan trọng và rất quan trọng đối với nhân viên xã hội, trong khi đó chỉ có

54

10.8% khách thể đánh giá yếu tố này quan trọng ở mức độ bình thường, 2% khách thể đánh giá ít quan trọng và không có ai trong số khách thể nghiên cứu đánh giá yếu tố này ở mức độ không quan trọng. Thật vậy, mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người. Để quá trình trợ giúp đạt hiệu quả tích cực, điều cần thiết là nhân viên xã hội cần xây dựng mối quan hệ tin cậy, tốt đẹp với thân chủ. Hơn nữa, mối đối tượng xã hội đều có hoàn cảnh riêng, môi trường sống riêng, đặc điểm tâm lý riêng cũng như vấn đề họ gặp phải cũng không giống nhau. Vì vậy, không thể áp dụng một phương pháp tác động với tất cả các đối tượng đó. Do đó, việc hiểu những đặc điểm tâm lý đặc trưng cũng như vấn đề, hoàn cảnh riêng của đối tượng sẽ góp phần không nhỏ giúp nhân viên xã hội lựa chọn được phương thức trợ giúp phù hợp, đạt hiệu quả cao. Điều này chứng tỏ việc đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình coi những kiến thức cơ bản về tâm lý, hành vi, môi trường là kiến thức quan trọng nhất đối với nhân viên xã hội là điều dễ hiểu. Đó chính là việc nhận thức được sự phát triển của con người ở các mặt thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội qua các giai đoạn phát triển khác nhau đồng thời lý giải được mối liên hệ mật thiết giữa hành vi con người và môi trường xã hội.

Bên cạnh kiến thức về tâm lý, hành vi và môi trường thì kiến thức về các vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách xã hội cũng là khối kiến thức được đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình đánh giá rất quan trọng về mặt kiến thức đối với nhân viên xã hội. Khối kiến thức này có điểm trung bình 4.39, xếp thứ hạng 2 trong số các loại kiến thức. Yêu cầu này đòi hỏi nhân viên xã hội cần phải có sự am hiểu các vấn đề xã hội trong bối cảnh phát triển của Việt Nam và thế giới; có kiến thức về chính sách xã hội và phân tích được sự tác động của nó thông qua hệ thống các dịch vụ xã hội nhằm giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Những kiến thức về những chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội chính là những hiểu biết về vai trò, chức năng và cấu trúc hệ thống phúc lợi xã hội; nắm được một cách hệ thống các dịch vụ xã hội được cung cấp ở mức tác nghiệp của hệ thống phúc lợi xã hội... Những chính sách xã hội này đều cần thiết trong bất kỳ một chế độ nào. Hơn nữa,

55

như phần tìm hiều về các giá trị nghề công tác xã hội trên đây, chúng ta thấy, nghề công tác xã hội là nghề thúc đẩy đưa ra các chính sách dịch vụ phù hợp cho đối tượng, thông qua đó giới thiệu được các nguồn lực khác nhau cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc có được những kiến thức về các chính sách xã hội, chính sách xã hội sẽ góp phần không nhỏ để nhân viên xã hội có thể trợ giúp kịp thời cho các đối tượng, giúp họ có thêm những nguồn lực để vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề của chính mình. Một nhân viên xã hội không nắm được các chính sách cụ thể với từng đối tượng ở các thời điểm khác nhau thì không thể giúp đối tượng tiếp cận với các nguồn lực mà lẽ ra được tiếp cận, như thế cơ hội để đối tượng vươn lên, giải quyết vấn đề của mình sẽ bị bỏ lỡ. Điều này một lần nữa cho thấy, theo nhận thức của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình, những kiến thức về chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội là yêu cầu về mặt kiến thức rất quan trọng đối với họ. Bên cạnh những kiến thức về tâm lý, hành vi, môi trường của đối tượng cũng như kiến thức về các vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội, đội ngũ nhân viên xã hội còn đánh giá kiến thức về lịch sử phát triển nghề cũng có tầm quan trọng không nhỏ đối với các nhân viên công tác xã hội trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Đó chính là những hiểu biết về lịch sử phát triển của ngành công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam với tư cách vừa là một ngành khoa học và vừa là một nghề chuyên môn trong một xã hội phát triển. Yêu cầu về kiến thức này được 77.2% tổng số khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, 12.8% khách thể đánh giá ở mức độ bình thường, còn lại chỉ có 10% khách thể đánh giá kiến thức đó ít quan trọng hoặc không quan trọng đối với họ. Điểm trung bình của khối kiến thức này là 4.18. Đối với nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình, những hiểu biết về lịch sử phát triển của ngành công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam với tư cách vừa là một ngành khoa học và vừa là một nghề chuyên môn trong một xã hội phát triển sẽ giúp cho họ có cái nhìn tổng thể và chính xác về ngành nghề mình đang làm việc, để từ đó có những hành vi phù hợp trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình.

Như vậy, ba khối kiến thức về tâm lý, hành vi, môi trường của đối tượng, kiến thức về các vấn đề xã hội, các chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội và

56

kiến thức về lịch sử phát triển ngành nghề công tác xã hội là những khía cạnh của kiến thức mà nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình đánh giá là quan trọng. Bên cạnh đó để trở thành một nhân viên xã hội giỏi, trợ giúp có hiểu quả được nhiều đối tượng xã hội và khơi nguồn thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm của đối tượng trong việc giải quyết vấn đề của chính mình, thì những am hiểu và vận dụng các lý thuyết công tác xã hội căn bản cũng như các phương pháp thực hành công tác xã hội tổng quát vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng cũng khá quan trọng đối với họ. Bên cạnh đó là các phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng như các phương pháp nghiên cứu công tác xã hội cụ thể bao gồm cả những phương pháp nghiên cứu định lượng lẫn định tính ở mức căn bản. Yêu cầu về kiến thức này có điểm trung bình là 4.10 với 55.2% khách thể đánh giá rất quan trọng, 16.8% khách thể đánh giá quan trọng, 16% khách thể đánh giá bình thường, 7.2% khách thể đánh giá ít quan trọng và 0.8% khách thể đánh giá không quan trọng đối với họ. Như chúng tôi đã đề cập, đối tượng tác động của ngành công tác xã hội rất phong phú, đó có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng. Mỗi đối tượng lại mang những đặc điểm tâm lý, môi trường sống, vấn đề gặp phải khác nhau nên không thể áp dụng chung một phương pháp tác động với toàn bộ đối tượng xã hội đó được. Xác định được phương pháp tác động phù hợp với từng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình trợ giúp. Muốn vậy, mỗi nhân viên xã hội cần phải có kiến thức về từng loại phương pháp để có thể vận dụng phù hợp, linh hoạt trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình. Điều này cho thấy rằng, trong nhận thức của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình, những kiến thức về các phương pháp trợ giúp đối tượng có tầm quan trọng không nhỏ để họ phát triển nghề nghiệp của mình. Như vậy, đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình có cái nhìn khá hợp lý về điều này.

Kiến thức thứ năm được đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình đánh giá tầm quan trọng ở mức độ khá cao là những kiến thức về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của một nhân viên xã hội. Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của các ngành nghề trong xã hội được trọng dụng, tôn vinh. Đối với nghề CTXH cũng không là ngoại lệ. Việc nắm vững các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như các yêu cầu về tư cách đạo đức nghề nghiệp công tác

57

xã hội và biết cách thể hiện chúng quá trình thực hành công tác xã hội sẽ giúp quá trình trợ giúp đối tượng đạt được hiệu quả thiết thực và bền vững hơn. Theo kết quả điều tra thực tiễn cho thấy, có 140 khách thể nghiên cứu đánh giá kiến thức này rất quan trọng (chiếm 56%), có 35 khách thể đánh giá quan trọng (chiếm 14%), 40 khách thể đánh giá mức độ bình thường (chiếm 16%), và 35 khách thể đánh giá mức độ ít quan trọng và không quan trọng (chiếm 14%). Với ĐTB là 4.10 cho thấy các kiến thức về những nguyên tắc đạo đức trong nghề được đội ngũ nhân viên xã hội đánh giá với mức độ quan trọng khá cao.

Ngoài các khía cạnh về kiến thức trình bày trên đây, đối với đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình, với người làm nghề công tác xã hội thì những khối kiến thức khác cũng khá quan trọng. Đó là: Kiến thức về y tế, chăm sóc sức khoẻ (ĐTB: 3.92), kiến thức về luật pháp (ĐTB: 3.74), kiến thức về kinh tế (ĐTB: 3.6), kiến thức cơ bản về triết học, kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội (ĐTB: 3.42). Các yêu cầu kiến thức này được đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình đánh giá với mức độ quan trọng nhất định đối với nghề nghiệp của họ, với điểm trung bình tương đương nhau. Như đã trình bày, đối tượng trợ giúp của nghề công tác xã hội rất phong phú, nhu cầu trợ giúp của mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau. Họ có thể gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế, vấn đề sức khỏe, vấn đề tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý... Vì vậy, để trở thành một nhân viên xã hội giỏi người cán bộ cần có những kiến thức tổng hợp về các tất cả các kiến thức của các lĩnh vực trong đời sống xã hội để có thể trợ giúp được rộng rãi các đối tượng xã hội. Như vậy, có thể thấy, việc nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau đó của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình sẽ thúc đẩy họ có cái nhìn toàn diện hơn về nghề công tác xã hội, để từ đó điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của mình.

Nói tóm lại, qua kết quả nghiên cứu trên đây, chúng ta có thể thấy rằng đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình đã có cái nhìn khá đầy đủ về yêu cầu về mặt kiến thức đối với mỗi nhân viên xã hội trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình. Trước hết cần phải thấy được mức độ quan trọng của các khối kiến thức: kiến thức cơ bản về tâm lý, hành vi con người và môi trường, kiến thức về các vấn đề xã hội, các chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội, kiến thức về đặc thù, lịch sử phát triển ngành nghề công tác xã hội. Tiếp theo đó, là các kiến thức về các phương pháp trợ giúp đối tượng xã hội, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Bên cạnh đó, với đội ngũ NVXH tỉnh Thái Bình, những

58

kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác nhau của các ngành khoa học, các lĩnh vực của đời sống xã hội như kiến thức về triết học, chính trị - xã hội, kinh tế - xã hội, kiến thức về luật phát, y tế, chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng đối với họ.

b. Quan điểm về tầm quan trọng của các kỹ năng trong nghề CTXH của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình

Bảng 3.4: Quan điểm về tầm quan trọng của các yêu cầu về kỹ năng trong nghề CTXH của đội ngũ nhân viên tỉnh Thái Bình

STT Các kỹ năng ĐTB Độ tin cậy

1 Kỹ năng thu thập thông tin qua quan sát, điều tra, phỏng vấn, vấn đàm 4.13 0.633

2 Kỹ năng xử lý thông tin 4.12 0.680

3 Kỹ năng tiếp cận đối tượng tạo dựng, duy trì niềm tin giữa NVXH với

đối tượng trợ giúp 4.24 0.693

4 Kỹ năng giao tiếp xã hội 3.94 0.586

5 Kỹ năng thuyết trình, trình bày vấn đề trước công chúng 3.80 0.669

6 Kỹ năng tham vấn, tư vấn 3.82 0.661

7 Kỹ năng cho lời khuyên 3.49 0.650

8 Kỹ năng nhận diện vấn đề, đánh giá tình trạng, nhu cầu và tiềm năng

của đối tượng 4.21 0.795

9 Kỹ năng tổ chức nhóm cho các đối tượng 3.92 0.696

10 Kỹ năng xây dựng và triển khai kế hoạch hành động 4.05 0.697 11 Kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội 3.42 0.592 12 Kỹ năng huy động, liên kết nguồn lực hỗ trợ 3.88 0.583

13 Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án 3.39 0.730

Qua số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu thực tiễn thể hiện ở bảng số liệu

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị nghề công tác xã hội của đội ngũ nhân viên xã hội tỉnh Thái Bình hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)