- Hiệu quả kinh doanh:
triển Việt Nam Chi nhánh BắcGiang
3.1.1 Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh cuả các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Tình hình Kinh tế - xã hội:
Bắc Giang là tỉnh có số lượng DNNVV tương đối lớn (có 2.841 DNNVV chiếm 96% tổng số DN).
Kinh tế tỉnh Bắc Giang đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù trong giai đoạn 2007 - 2009, trong điều kiện xã hội chịu nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp – TTCN, thu hút đầu tư, xuất khẩu…tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế cuả cả nước nói chung và cuả tỉnh Bắc Giang nói riêng. Song nền kinh tế cuả tỉnh vẫn phát triển ổn định: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 9,3%; giá trị sản xuất, trong đó lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,1%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,7%, khu vực dịch vụ tăng 9,1%; kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD tăng hơn 3 lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu đạt 303 triệu USD tăng hơn 4 lần so với năm 2006, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Thu ngân sách đạt 1.885 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2006. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá – xã hội, y tế có tiến bộ; đời sống nhân dân được ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
- Sự cạnh tranh cuả các Ngân hàng:
Tính đến hết 31/12/2010 địa bàn tỉnh Bắc Giang có 11 Ngân hàng (bao gồm 03 NHTM Nhà nước , 07 NHTMCP và Ngân hàng CSXH ).Mạng lưới hoạt động cuả các Ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2010 như sau:
Ngân hàng Chi nhánh PGD Quỹ TK Cấp 1 Cấp 2, 3 1. NHĐT&PT Bắc Giang 01 03 02 2. Agribank Bắc Giang 01 11 29 3. Ngân hàng Chính sách XH 01 11 4. VietinBank Bắc Giang 01 08 5. Techcombank 01 01 6. Vietcombank 01
7. Ngân hàng Á Châu (ACB) 01
8. DongA bank 01 03
9. Navibank 01
10. Vpbank 01 02
11. Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank)
01
Với hệ thống mạng lưới các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh như ở trên cho thấy các Ngân hàng đóng trên địa bàn không ngừng mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp, tiếp đến là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển sau đó là các Ngân hàng thương mại cổ phần. Mỗi Ngân hàng đều có những chiến lược kinh doanh riêng, với mục tiêu hàng đầu là đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến hiện đại nhất.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn là một thuận lợi đối với các DNNVV khi tiếp cận vốn Ngân hàng. Nhờ sự cạnh tranh ấy, cá DNNVV sẽ được phục vụ tốt hơn với chi phí cạnh tranh nhất.
Bên cạnh những thuận lợi có được thì các DNNVV trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn.
Trước hết là khó khăn về quy mô vốn. Các DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số DNNVV trên địa bàn tỉnh (42%), DN có mức vốn từ 1 đến dưới 2 tỷ đồng chiếm 27% cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh cuả các DN Bắc Giang là rất nhỏ bé và khả năng cạnh tranh với các DN khác sẽ rất kém.
Về mặt bằng sản xuất, nhiều cơ sở làng nghề tại Bắc Giang chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc kinh doanh, mở rộng sản xuất, phần lớn là tận dụng diện tích cuả gia đình sẵn có. Một số khu, cụm công nghiệp NVV bị quá tải do nhu cầu đăng ký cuả các cơ sở tại địa phương quá cao, áp dụng phân chia theo định suất với một diện tích hẹp, chưa có khả năng mở rộng, bình quân mỗi cơ sở chỉ đạt trên dưới 1000m2, vì vậy nhiều DN làng nghề không thể thuê được mặt bằng để mở rộng sản xuất.
Công nghiệp nông thôn Bắc Giang phần lớn là tự phát không theo quy hoạch phát triển nên đi liền với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Mặc dù tỉnh cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên hiện nay, hầu hết các cụm công nghiệp NVV tại địa phương chưa có khu xử lý chất thải tập trung.
Khó khăn điển hình nữa cuả các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn làng nghề, các DNNVV đó là rất khó tiếp cận vay được các nguồn vốn. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, do tác động cuả suy thoái kinh tế thế giới, nhiều làng nghề đang có tốc độ phát triển mạnh nay không tiêu thụ được sản phẩm, thiếu vốn làm ăn, đình trệ sản xuất, kinh doanh. Các DNNVV thì bị ứ đọng vốn do chưa bán được hàng đã không thể tiếp cận được vốn vay để tiếp tục sản xuất vì các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ xem xét cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định, trường hợp có được xét vay vốn thì thủ tục cũng rất rườm rà phiền phức. Mặt khác, những khoản vay từ năm 2008 trở về trước lãi suất còn cao, chưa trả được, nên các DN khó vay được nguồn vốn mới từ Ngân hàng.
Bên cạnh đó thị trường đầu ra, nguyên liệu đầu vào cuả sản phẩm cũng rất khó khăn và bấp bênh, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cuả nhiều cơ sở.
Để vượt qua những thách thức khó khăn trong tình hình hiện nay, DNNVV Bắc Giang vẫn rất cần sự hỗ trợ thiết thực cuả UBND tỉnh Bắc Giang và các ngành trong tỉnh, cụ thể là:
+ UBND tỉnh cần tạo điều kiện cho các DNNVV được tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, gặp gỡ doanh nhân, Doanh nghiệp, ít nhất mỗi năm một lần, lắng nghe
những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng cuả các DN, để có những giải pháp tháo gỡ thiết thực và hiệu quả;
+ Các NHTM trên địa bàn căn cứ vào thực tế các DN có thể gia hạn các khoản nợ trung hạn, ngắn hạn thời gian 6 tháng hoặc một năm;
+Ngành điện, ngành thuế có chính sách hỗ trợ tích cực giúp DN ổn định sản xuất, kinh doanh.
3.1.2 Định hướng chất lượng cho vay cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang