Tổ chức của ASEAN về hợp tác Lao động

Một phần của tài liệu Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 31)

Vấn đề Lao động được nằm trong Hội đồng Cộng động Văn hóa – Xã hội ASEAN, do Bộ trưởng Lao động của từng nước ASEAN chịu trách nhiệm về các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực Lao động.

Sơ đồ tổ chức của hợp tác Lao động ASEAN được biểu thị như sau:

Như trên đã nêu hợp tác về Lao động trong ASEAN bao gồm : tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề về Lao động trong khu vực và với đối tác; Tổ chức các sự kiện; Tham gia thực hiện các dự án và các cam kết đã thống nhất trong các cuộc họp. Các diễn đàn hợp tác về Lao động trong ASEAN bao gồm: Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN là diễn đàn cao nhất của ASEAN hợp tác về Lao động. Cơ quan giúp việc của Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN là Hội nghị Quan chức Cao cấp về Lao động (SLOM) và các Nhóm làm việc giúp cho hoạt động của SLOM.

Cấp Cao ASEAN

Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC)

Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC)

Hội đồng Cộng đồng Kinh tế (AEC)

ALMM

SLOM

SLOM-WG ACMW

Nhóm làm việc của SLOM: Hiện nay, trong hợp tác Lao động của ASEAN

giúp việc cho SLOM có bốn nhóm công tác bao gồm : Nhóm Công tác của Hội nghị Quan chức Lao động về các kinh nghiệm lao động tiên tiến nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong ASEAN (SLOM-WG); Ủy ban ASEAN về Thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vê ̣ và Thúc đẩy quyền của lao động di cư (ACMW); Mạng An toàn

vệ sinh lao động ASEAN (ASEAN-OSHNET); Nhóm Công tác của Hội nghị Quan chức Lao động ASEAN về Ngăn chặn và Kiểm soát vấn đề HIV tại nơi làm viêc (SLOM-WG-HIV). Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN họp 2 năm một lần. Hội nghị Quan chức Cao cấp về Lao động (SLOM) mỗi năm họp 1 lần. Sản phẩm quan trọng nhất trong các hội nghi ̣ , hội thảo chuyên đề về Lao động của ASEAN là các văn kiện, các sáng kiến hợp tác mới, các đánh giá việc thực hiện các cam kết.

Hội nghị Quan chức cao cấp Lao động ASEAN (viết tắt SLOM). Hội

nghị SLOM là sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm rà soát các hoạt động hợp tác và xây dựng các chương trình hợp tác giữa các nước ASEAN để trình hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN phê duyệt. Thành phần tham dự Hội nghị này gồm các đại diện với Cấp cao của các Bộ phụ trách Lao động và Nhân lực từ các nước ASEAN. Các nội dung chính của Hội nghị bao gồm: xem xét, kiểm điểm và thống nhất các hoạt động, chương trình hợp tác trong khối về lĩnh vực Lao động và triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, thông qua các khuyến nghị của các nhóm làm việc.

Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (viết tắt ALMM): là Hội nghị cao

nhất về hợp tác Lao động. Hội nghị họp 2 năm 1 lần. Hiện nay ASEAN đã họp 22 phiên. Hội nghị lần thứ 1 được tổ chức tại Jakarta, Indonesia năm 1975; Hội nghị lần thứ 12 được tổ chức ở Hà Nội, Việt Nam năm 1998; Hô ̣i nghi ̣ lần thứ 22 được tổ chức ta ̣i Phnom Penh, Campuchia năm 2012. Những nội dung chính trong Hội nghị Bộ trưởng Lao động gồm:

- Kiểm điểm và thảo luận hướng hợp tác trong lĩnh vực Lao động và Việc làm trong khối ASEAN;

- Nghiên cứu và thảo luận sáng kiến hợp tác trong ASEAN;

- Thảo luận phương hướng hợp tác giữa các nước ASEAN trong vấn đề Lao động và Việc làm trong từng giai đoạn;

- Hợp tác ASEAN và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) trong lao động; - Thông qua các khuyến nghị của SLOM;

- Thông qua kế hoạch làm việc của lĩnh vực Lao động trong từng giai đoạn.

Hội nghị Bộ trưởng lao động ASEAN và 3 nước đối tác (ALMM+3): Tại

Hội nghị này, các Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN đã cùng 3 đối tác, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thảo luận các nội dung triển khai các hoạt động/dự án quan trọng mà 3 nước đối tác cam kết thực hiện, đến nay một số chương trình, dự án quan trọng mà 3 nước đối tác đó cam kết thực hiện, bao gồm:

- Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc về An sinh xã hội; - Chương trình ASEAN - Nhật Bản về Quan hệ Lao động;

- Chương trình ASEAN - Hàn Quốc về Đào tạo các quan chức ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực.

Sự tham gia của các đối tác Hội nghị Lao động: Ngoài các phiên họp kín,

các Hội nghị về Lao động đã mở ra cho các đối tác và các tổ chức Quốc tế tham gia theo yêu cầu, Việc này chỉ được thực hiện khi có những đề xuất và chương trình hợp tác mới….

Giám sát tiến trình thực hiện chương trình làm việc

Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN giao cho SLOM theo dõi/giám sát tiến trình thực hiện Chương trình làm việc, bao gồm:

- Các cuộc họp được tổ chức; - Các cơ quan đã hoàn thành;

- Các chương trình đào tạo đã được thực hiện; - Các quyết định được đưa ra;

- Thay đổi trong các hoạt động thực tiễn của các quốc gia;

Bên cạnh những vấn đề này, Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN sẽ giao cho SLOM trao đổi để xác định và đánh giá những kết quả hoặc ảnh hưởng của Chương trình làm việc. Các khuynh hướng có thể có từ việc nhận thức cao hơn về các sự kiện, vấn đề, cải cách của ngành Lao động ASEAN, thông qua các cuộc điều tra các bên liên quan, đến việc tăng năng suất lao động do các chỉ số chuẩn về kinh tế đánh giá. Tuy vấn đề này không trực tiếp đóng góp cho hợp tác Lao động, nhưng đây là một chỉ số quan trọng về tính cạnh tranh trong ASEAN liên quan đến Lao động.

Quy mô của Chương trình làm việc của Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN đã mở rộng theo thời gian. Cụ thể: Năm 2001, chương trình xác định năm lĩnh vực ưu tiên, bao gồm:

 Tạo việc làm và Phát triển Nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa;

 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và giám sát thị trường lao động;

 Tăng cường dịch chuyển lao động;

 Đẩy mạnh an sinh xã hội/bảo trợ xã hội; và

Trong năm 2004, các Bộ trưởng Lao động ASEAN thống nhất Chương trình làm việc sẽ tiếp tục được sử dụng như là tài liệu hướng dẫn, với hoạt động của các nhóm công tác nhằm cung cấp những thông tin mới nhất. Vấn đề An toàn vệ sinh và sức khỏe lao động được bổ sung vào danh sách các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2006. Theo đó những vấn đề mới cũng nổi lên, như Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, ngăn chặn và kiểm soát vấn đề HIV tại nơi làm việc, vấn đề việc làm trong các thỏa thuận thương mại và pháp luật lao động.

Lao động là một hệ thống đa chiều cần thiết phải có sự can thiệp đa ngành để có thể đạt được những mục tiêu chung. Để ngành Lao động có thể vận hành tốt thì chúng ta phải xác định bốn ưu tiên mang tính chiến lược sau:

Cơ sở pháp lý: để đảm bảo rằng các quyền về lao động và điều kiện làm

việc được pháp luật bảo vệ và áp dụng.

Năng lực của các cơ quan: để đảm bảo rằng các cơ quan Chính phủ có đủ

năng lực để giám sát việc thực thi luật pháp và quy định lao động.

Các đối tác xã hội: Đối thoại xã hội cấp quốc gia và khu vực giữa các đối

tác của ngành Lao động sẽ được tổ chức.

Thị trường lao động và Phát triển nguồn nhân lực: Thị trường lao động

nhằm tạo ra các cơ hội việc làm bền vững và phát triển nguồn nhân lực nhằm đóng góp vào việc tạo ra lực lượng lao động mang tính cạnh tranh.

Tiểu kết

Từ khi hành thành và phát triển đến nay, tổ chức ASEAN đã ngày càng hoàn thiện hơn về mặt cơ chế, chính sách. ASEAN đã có một hệ thống chính sách phù hợp cho mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột chính là Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội. Trong từng lĩnh vực hợp tác chuyên ngành cụ thể, ASEAN cũng đã xây dựng những cơ chế, chính sách tương đối hoàn thiện và có hệ thống. Vấn đề hợp tác Lao động trong ASEAN là một trong sáu mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC). Trong lĩnh vực này, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã có những mối quan tâm đặc biệt. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn kiện pháp lý được trình bày ở trên, thể hiện một quyết tâm xây dựng một Cộng đồng đùm bọc, hài hòa, chia sẽ, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển. Trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với người lao động trong vấn đề tạo cơ hội việc làm, học nghề. Đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người lao động, tạo ra một môi trường làm việc an toàn để người lao động phát huy khả năng sáng tạo của mình, tăng năng suất lao động để tạo ra nguồn thu nhập tốt cho người lao động góp phần tạo sự phồn vinh cho mỗi quốc gia thành viên của ASEAN. Có thể thấy rằng, những chính sách, cơ chế hợp tác về Lao động của ASEAN phù hợp chung với lợi ích của mỗi quốc gia thành viên, các mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động đều đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của các quốc gia thành viên trong vấn đề tạo việc làm bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động. Các chương trình đều có thể áp dụng cho từng nước thành viên để dần thống nhất chung. Thông qua các lộ trình cam kết thực hiện trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, mọi người lao động trong khu vực dần gắn bó lại với nhau, chia sẽ những thông tin, những gương điển hình tiên tiến, những bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề chung của ASEAN, xây dựng một bộ khung pháp lý liên quan đến lao động, xây dựng một hệ thống thông tin thị trường lao động trong khu vực được kết nối ở mọi quốc gia thành viên…

Nhằm theo đuổi những mục tiêu trước mắt và lâu dài là tạo việc làm, thu nhập ổn định, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các quốc gia thành viên ASEAN, góp phần tích cực giải quyết những tác động tiêu cực về mặt xã hội của khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới vừa qua, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quan trọng, là hòn đá tảng trong việc xây dựng ngôi nhà chung ASEAN. Do vậy, việc đề ra nhiều chính sách, cơ chế hợp tác liên quan đến Phát triển Nguồn nhân lực là một trong những chiến lược quan trọng, tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng nghề cao, tạo ra sự cạnh tranh trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới. Giúp cho vấn đề dịch chuyển tự do lao động trong khu vực, tạo một thị trường lao động mở đầy tính cạnh tranh cũng như tăng năng suất lao động thông qua các chương trình hợp tác trong vấn đề đào tạo nghề và Phát triển Nguồn nhân lực… Do vậy sự thành công trong lĩnh vực hợp tác Lao động sẽ góp phần vào sự thành công chung của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 như Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN.

Chương 2: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG VỚI ASEAN 2.1. Vài nét về hợp tác Lao động của Việt Nam trước thời kỳ hợp tác với ASEAN

Nhìn chung hợp tác Lao động của Việt Nam trước khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, còn các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác liên quan đến vấn đề lao động ít được đầu tư và chú trọng đến.

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từ những năm 1980, từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới chung về cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động cũng đã có nhiều thay đổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được những yêu cầu quan trọng, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

* Giai đoạn 1980 – 1990

Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên quan hệ hợp tác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước XHCN thông qua các hiệp định Chính phủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành. Cơ chế xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhà nước trực tiếp ký kết và triển khai tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài [8, tr. 9].

Thời kỳ này, hợp tác lao đô ̣ng theo cơ chế quản lý tâ ̣p trung, bao cấp.

Cơ chế, chính sách: quản lý theo cơ chế hành chính tập trung ; Chính phủ ban hành mô ̣t số văn bản pháp quy (Nghị Quyết, Quyết đi ̣nh).

Mục tiêu: Chủ yếu là đưa cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, nắm vững những kỹ thuật then chốt, phức tạp, tinh vi trong quy trình chế tạo sản phẩm và trong cả dây chuyền công nghệ, hoặc nắm vững những

kiến thức và tay nghề cần thiết để có thể tự mình thiết kế và chế tạo những sản phẩm mới.

Phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Đất nước.

Thị trường lao động nước ngoài gồm các nước : Liên Xô (cũ), Cô ̣ng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiê ̣p Khắc (cũ) và Bungari và các nước ở Trung Đông , Châu Phi (Iraq, Libya, Angeria, Angola, Congo, Yemen…).

Cơ chế thực hiê ̣n : Cơ quan nhà nước thực hiê ̣n từ viê ̣c ký kết Hiê ̣p đi ̣nh , Thỏa thuận Chính Phủ và trực tiếp tuyển chọn , đưa đi , quản lý người lao động ở nước ngoài và làm thủ tu ̣c, giải quyết chế độ cho họ sau khi về nước.

Đánh giá:

+ Kết quả: Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước của Bộ LĐTB&XH thì: Số lươ ̣ng lao đô ̣ng đưa đi trong giai đoạn này là 268.100 lượt người lao đô ̣ng và chuyên gia , thực tâ ̣p sinh; số tiền thu về (Nhà nước: 800 tỷ đồng, 300 USD; Người lao đô ̣ng: hàng ngàn tỷ đồng hàng hóa).

+ Tồn ta ̣i: số lươ ̣ng thi ̣ trường còn ha ̣n chế , hê ̣ thống chính sách c òn thiếu, quy đi ̣nh còn chung chung chỉ mang tính chất chỉ đa ̣o , chưa cu ̣ thể nên khó thực hiê ̣n.

* Giai đoạn 1991 – 1998

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước XHCN ở Đông Âu tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Nhiều nước ở Châu Phi có lao động Việt Nam làm việc cũng gặp khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị, còn ở Trung Đông lại phải đối đầu với cuộc chiến tranh Iraq. Vì vậy mà hầu hết các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, thậm chí có tiếp nhận nhưng đứt quãng và số lượng cũng không đáng kể. Trước những biến động bất ổn đó, để có thể tiếp tục duy trì và phát triển xuất khẩu

trong đó hợp tác về xuất khẩu lao động vẫn được coi như là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.

Thể chế hoá chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong giai đoạn này Chính phủ đã lần lượt ban hành các

Một phần của tài liệu Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)