Chính sách hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 42)

Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN tháng 7/1995, Viê ̣t Nam đã tham gia tích cực , chủ động trên tất cả các lĩnh vực, đã đề ra nhiều chủ trương , chính sách phù hợp với mục tiêu hợp tác ASEAN của Việt Nam , cũng như phù hợp với mu ̣c tiêu chung của ASEAN . Trong lĩnh vực Lao đô ̣ng , cơ quan thường trực là Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i đã tham mưu cho Chính phủ nhiều văn bản pháp lý quan trọng, những đề án, chiến lược quan tro ̣ng góp phần hiê ̣n thực hóa các mục tiêu đã đề ra . Tạo cơ sở pháp lý để các ngành , các cấp thực hiện theo như các lô ̣ trình đã cam kết. Như Bô ̣ luâ ̣t Lao đô ̣ng được Quốc hô ̣i thông qua năm 1994, tính đến nay đã được điều chỉnh , sửa đổi bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2012 để phù hơ ̣p với tình hình mới và sự hô ̣i nhâ ̣p ngày càng sâu rô ̣ng , cũng như đảm bảo những nhu cầu cơ bản của người lao đô ̣ng . Ban hành Luâ ̣t về người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng . Các Nghị định liên quan đến việc người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đã tạo điều kiện trong viê ̣c bảo vê ̣ quyền tự do di cư lao đô ̣ng giữa các nước trên thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng . Luâ ̣t Giáo du ̣c (năm 2006); Luâ ̣t Da ̣y Nghề ; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2020, chiến lươ ̣c phát triển viê ̣c làm… . Ngoài ra , còn có những cam kết mà chính phủ Viê ̣t Nam đã ký kết thông qua các Hô ̣i nghi ̣ Cấp cao ASEAN từ khi gia nhâ ̣p đến nay . Sự tham gia của Việt Nam ngày càng trở nên rõ nét hơn khi Hiến chương ASEAN đã được ký kết vào tháng 11/2007. Việc này đã trở thành một bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tăng cường sự gắn kết, năng động và hội nhập đầy đủ giữa các quốc gia ASEAN sẽ được xây dựng vào năm 2015 dựa trên 3 trụ cột chính là: An ninh – Chính trị, Kinh tế và Văn hóa – Xã hội.

Trong bối cảnh mới này, nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, xây dựng môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về “Đề án phương hướng và biện pháp Việt Nam tham gia hợp tác

ASEAN đến năm 2015”, ngày 12 tháng 10 năm 2009, chính phủ ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về “Chương trình Hành động của Chính phủ về tham gia hợp tác ASEAN đến năm 2015”. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 1 năm 2009 về Quy chế làm việc và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN. Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được phân công đảm nhiệm chức năng cơ quan đầu mối quốc gia chủ trì Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, điều phối toàn bộ hoạt động hợp tác Văn hóa – Xã hội của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN. Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng làm cơ quan đầu mối của Việt Nam ở lĩnh vực chuyên ngành về Lao động.

Dưới đây xin được minh họa bằng sơ đồ tổ chức tham gia hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN:

Sơ đồ tổ chức tham gia hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN

- Chính phủ giao cho Bộ Ngoại giao là cơ quan điều phối mọi hoạt động của các Cộng đồng liên quan đến hợp tác ASEAN, cơ quan giúp việc cho Bộ Ngoại giao thực hiện công việc điều phối này là Ban thư ký ASEAN, chịu trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các Hội đồng Cộng đồng có liên quan. Đồng thời Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trị của Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh.

- Bộ LĐTB&XH được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, điều phối hoạt động của Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội trong hợp tác với ASEAN, đồng thời là cơ quan chủ trì của lĩnh vực hợp tác chuyên ngành về Lao động. Cơ quan giúp việc của Bộ LĐTB&XH trong lực vực hợp tác Lao động gồm các Cục, Vụ, Các Sở LĐTB&XH các tỉnh/Tp được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Chính phủ Bộ Ngoại giao Ban Thư ký ASEAN Bộ Ngoại giao điều phối APSC Bộ Công Thương điều phối AEC Bộ LĐTB& XH điều phối ASCC Vụ hợp tác quốc tế Cục quản lý lao động ngoài nước Cục Việc làm Vụ Lao động-Tiền lương Tổng Cục Dạy nghề Cục An toàn lao động Thanh tra Bộ Các Sở LĐTBXH các Tỉnh- TP

Theo chương trình Hành động của Chính phủ về tham gia hợp tác ASEAN đến năm 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần xây dựng chương trình hành động hợp tác ASEAN nhằm xác định các nhiệm vụ lớn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN trong giai đoạn mới cũng như thực hiện tốt, chủ động và tích cực vai trò cơ quan điều phối quốc gia về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; tạo sự gắn kết giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác ASEAN.

Việc tham gia hợp tác ASEAN của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải phù hợp với mục tiêu, phương châm, định hướng được nêu rõ trong Chương trình Hành động của Chính phủ về tham gia hợp tác ASEAN đến năm 2015; đề cao sự chủ động, sáng tạo, tích cực và đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Và có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài Bộ.

Một phần của tài liệu Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)