Căn cứ đề xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phân phối dược phẩm của Tổng Công ty Dược Việt Nam (VINAPHARM) (Trang 30)

3.1.1 Phân tích về môi trường kinh doanh và thị trường.

Kể từ sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân cũng tăng lên đáng kể, thị trường trong nước có những biến đổi sâu sắc về lĩnh vực lưu thông hàng hoá và dịch vụ Đảng và Nhà nước cũng rất chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và đã có những chính sách thích hợp đối với lĩnh vực y tế. Chính vì vậy trong thời gian qua ngành kinh tế dược ở nước ta đã có những phát triển rất mạnh. Bình quân giá trị thuốc sử dụng theo đầu người đã tăng từ 0,3 USD năm 1989 lên 5,3 USD năm 1997 như vậy chỉ trong vòng 9 năm giá trị thuốc tính theo đầu người ở nước ta đã tăng lên 16 lần.

Trong những năm trước đây Bộ y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dược, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì các văn bản phù hợp còn rất ít. Những văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực này mới chỉ là các văn bản dưới luật như pháp lệnh hành nghề y dược. Điều lệ thuốc phòng và chữa bệnh.

Chính vì vậy trong những năm qua việc hành nghề, kinh doanh trong lĩnh vực y dược chưa có được một trật tự kinh doanh nhất định, tạo ra một môi trường kinh doanh không tốt trong lĩnh vực này, xảy ra những hiện tượng về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.

Theo tài liệu của Bộ Y tế có thể đến cuối năm 1999 luật dược Việt Nam sẽ được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng, điều này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh mới cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nói

chung và cho tổng công ty dược Việt Nam nói riêng. Nó tạo ra cho tổng công ty một môi trường kinh tế lành mạnh hơn vì vậy nó cũng tạo ra không ít những cơ hội và những khó khăn mới cho tổng công ty.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm với sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng đặc biệt là các tập đoàn và các công ty dược phẩm đa quốc gia. Tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt, các loại sản phẩm dù tốt đến đâu cũng khó có thể luôn giữ được vị trí độc tôn của mình.nên tổng công ty phải luôn cảnh giác,có những chính sách hợp lý,củng cố xây dựng hệ thống kênh phân phối thì đối thủ cạnh tranh sẽ không lợi dụng được các sơ hở mà tấn công.

Hiện nay khối các bệnh viện là khó quản lý đối với tổng công ty hơn cả. Việc đưa sản phẩm vào giới thiệu tại các bệnh viện cũng gặp một vài khó khăn. Nhóm các mặt hàng cạnh tranh với nhóm hàng bệnh viện cũng rất phong phú đa dạng, cạnh tranh trong các nhóm hàng này rất gay gắt, sản phẩm phân phối của công ty là những sản phẩm có chất lượng cao của các tập đoàn và các công ty dược phẩm đa quốc gia cho nên tổng công ty có chút khó khăn trong việc cạnh tranh.

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt sẽ diễn ra trong các năm tiếp theo, đòi hỏi tổng công ty phải có các biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường của mình. Một biện pháp quan trọng mà tổng công ty sử dụng đó là liên tục củng cố và phát triển, đào tạo, tổ chức hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhằm tạo ra cho mình lợi thế trong tình hình thị trường sắp tới.

3.1.2 Các mục tiêu chiến lược chung của tổng công ty.

Việc xác định mục tiêu chiến lược chung cho hoạt động của tổng công ty nói chung là rất quan trọng, nó quyết định đến sức mạnh, đến sự sống còn trên thị trường. Chiến lược phải phù hợp với khả năng hiện tại của tổng công ty,

tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường, đặc điểm của môi trường kinh doanh thì hoạt động phân phối mới hiệu quả, tránh được rủi ro đồng thời nó là công cụ, là ưu thế của tổng công ty trong việc cạnh tranh.

Tổng công ty đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể như chiến lược về sản phẩm, về giá, xúc tiến hỗn hợp, kênh phân phối. Mỗi chiến lược này sẽ có những mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể này nhằm mục tiêu xây dựng chiến lược chung của tổng công ty giữa chúng có sự liên kết, mối quan hệ với nhau. Chiến lược về phân phối của tổng công ty là: phát triển sâu rộng hệ thống kênh phân phối, đầu tư phát triển ở các thị trường trọng điểm đi đôi với việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối tới một số khu vực thị trường nông thôn, miền núi, tạo cơ sở chắc chắn cho hoạt động phân phối sau này. Với các thành viên kênh liên tục mở ra các lớp đào tạo và quản lý, nâng cao khả năng quản lý thu thập thông tin và tạo nên các liên kết dọc trong kênh, các mối quan hệ tốt với các đại lý trên tinh thần hợp tác cùng có lợi để đạt được các mục tiêu mà tổng công ty đã đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phân phối dược phẩm của Tổng Công ty Dược Việt Nam (VINAPHARM) (Trang 30)