Đánh giá điều kiện phát triển của Khu phố cổ Hà nội, một trong những địa danh nổi tiếng của Hà nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội (Trang 37)

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.2 Đánh giá điều kiện phát triển của Khu phố cổ Hà nội, một trong những địa danh nổi tiếng của Hà nộ

địa danh nổi tiếng của Hà nội

Bảng 2.2.1: Đánh giá các địa điểm nổi tiếng của phố cổ Hà Nội

Mức độ Địa điểm Rất thu hút Thu hút Bình thường Chưa thu hút Hồ Gươm 60% 35% 5% 0% Chùa Một Cột 30% 50% 20% 0% Chợ Đồng Xuân 45% 35% 20% 0% Văn Miếu 55% 30% 15% 0% Nhà Thờ Lớn 30% 35% 30% 5%

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Du lịch văn hóa tại Phố cổ Hà Nội thực sự có rất nhiều địa danh nổi bật và để lại ấn tượng trong lòng du khách nhưng theo kết quả điều tra thu thập được khách du lịch đặc biệt ấn tượng với Hồ Gươm (với 60 % khách tham quan cho rằng rất thu hút) và Văn Miếu Quốc Tử Giám (với 55% khách tham quan cho rằng rất thu hút). Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Hà Nội, vào đầu mùa hạ quang cảnh hồ giống như bức tranh đầy màu sắc và nên thơ, xung quanh bờ là những cây bằng lăng tím xen giữa những cây phượng hoa đỏ. Mùa thu Hồ Gươm đẹp với những rặng liễu rủ soi bóng nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh ánh nắng vàng. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quý giá của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một biểu tượng cho quá trình phát triển lịch sử, văn hóa, giáo dục của dân tộc qua hàng thế kỷ và là một điểm đến nổi tiếng, không thể thiếu trong chương trình khám phá và tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội.

Bảng 2.2.2: Đánh giá sức hấp dẫn của Phố cổ Hà Nội

VẤN ĐỀ RẤT TỐT (%) TỐT (%) BÌNH THƯỜNG (%) KÉM (%) Cảnh quan 30% 45% 25% 0% Lễ hội 55% 30% 15% 0% Làng nghề 20% 35% 30% 15% Ẩm thực 55% 30% 25% 0%

Giải trí ( xem phim, công viên…)

20%

55% 25% 0%

Sự hiểu biết của

hướng dẫn viên 5% 60% 30% 5%

Các vấn đề khác (giao thông, CSVC...)

0%

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Bảng 2.2.3: Bảng đánh giá chất lượng các dịch vụ phục vụ khách tham gia Du Lịch Văn Hóa tại Phố Cổ Hà Nội

Mức độ Dịch vụ Rất tốt Tốt Bình thường Kém Chụp ảnh 45% 30% 25% 0% Xích lô 55% 30% 15% 0% Xe điện 60% 35% 5% 0% Hướng dẫn 30% 35% 35% 0% Mua sắm 40% 45% 15% 0%

Qua một số phiếu điều tra, phỏng vấn các du khách đều cho ý kiến khá tốt về các dịch vụ tại phố cổ. Họ cảm thấy yêu thích nơi đây và nghĩ rằng đây là con phố đặc biệt nhất họ từng biết. Đa số đều cho rằng đồ ăn rất ngon ( 55% nhận xét là hoàn hảo), từ đồ ăn truyền thống của Việt Nam đến đồ ăn của những đất nước khác. Có nhiều người còn đặc biệt thích món phở của Hà Nội, hay là những loại bánh bán gánh rong vỉa hè.

Điều họ sợ nhất ở phố cổ cũng như ở Việt Nam là tình trạng giao thông, chỉ có 30% khách du lịch cho rằng tình trạng giao thông ở Phố Cổ Hà Nội là rất tôt. Tắc đường và bụi bặm làm cho khách du lịch ngại khám phá tìm hiểu

điểm du lịch. Họ thấy đường ở phố cổ lộn xộn và thật khó nhớ tên đường. Những người khách cảm thấy sợ hãi bất cứ khi nào họ lạc vào khu phổ cố với những cái tên tương tự nhau, những vỉa hè đầy quán hàng ăn và những con đường chật cứng phương tiện giao thông. Trong khi đó các hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè lòng đường, giao thông bất cập.

Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Tổ chức không gian khu phố cổ Hà Nội được phân chia theo dạng bàn cờ, với những thửa đất dài và hẹp, ngôi nhà ống có nhiều lớp thấp tầng với mái ngói lô xô. Cho đến hôm nay phố cổ Hà Nội còn lưu giữ nhiều di sản vật thể và phi vật thể hết sức quý giá, đó là những con phố được bắt đầu bằng chữ “Hàng”, những ngôi nhà cổ, các di tích, danh thắng ghi đậm dấu ấn về sự hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà Nội như đền Bạch Mã, nhà 48 Hàng Ngang, nhà cổ 87 Mã Mây, Ô Quan Chưởng, đình Kim Ngân… Kể từ năm 2004, khi phố cổ Hà Nội được xếp hạng là khu di tích lịch sử quốc gia, nhiều công trình kiến trúc, đình, đền, nhà cổ được đầu tư tôn tạo đã góp phần tạo nên diện mạo mới nhưng vẫn bảo tồn được những nét đẹp truyền thống. Không chỉ có vậy, khi đến đây du khách còn được thưởng thức nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội, cùng tìm hiểu, khám phá về nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người Tràng An qua các hoạt động: thưởng thức trà Việt, thưởng thức ca trù, nghe giới thiệu về tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, tìm hiểu về không gian, kiến trúc ngôi nhà cổ, nghề dệt lụa tại 38 Hàng Đào. Du khách có thể khám phá phố cổ trên những chiếc xích lô du lịch hay xe điện để tìm hiểu về nét đẹp, cuộc sống, sinh hoạt của người dân phố cổ. Theo thống kê của Sở VHTTDL Hà Nội, trong năm 2010 Hà Nội tổ chức Đại lễ, chỉ tính riêng khu vực phố cổ đã có hàng vạn lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Bên cạnh sự hấp dẫn, phố cổ còn có những điều chưa thực sự làm hài lòng du khách. Điều đáng quan tâm đối với du khách là tình trạng giao thông

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

ở khu vực này. Nhiều khách nước ngoài cho rằng đến Hà Nội họ thích nhất tham quan phố cổ với nét đẹp cổ kính và sự sầm uất, tấp nập rất đặc trưng, nhưng điều làm họ sợ nhất là mỗi khi sang đường tại khu vực này do mật độ người tham gia giao thông là rất lớn .. Không chỉ có vậy, trong khu vực phố cổ các phương tiện ô tô, xe máy mặc dù có sắp xếp nhưng lấn chiếm hết vỉa hè khiến cho du khách phải đi bộ dưới lòng đường. Bên cạnh đó, việc dừng đón trả khách bừa bãi của các phương tiện xích lô, xe ôm, thậm chí cả xe du lịch trong phố cổ và ở những điểm tập trung đông du khách như: Cổng đền Ngọc Sơn, Nhà hát múa rối nước Thăng Long, Hàng Đào, Mã Mây... đã góp phần tạo cho giao thông khu vực này thêm lộn xộn.

2.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch văn hóa tại Hà Nội

2.3.1.a, Về kinh tế

* Sự phát triển của du lịch văn hóa góp phần làm tăng thu nhập quốc dân cho Hà Nội thông qua hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp trong du lịch. Du lịch phát triển tạo ra hiểu quả số nhân về thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, ngoài ra du lịch văn hóa cũng đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền của dân tộc, góp phần giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội mà biểu hiện là cho địa phương cụ thể. Mặt khác du lịch phát triển cũng làm gia tăng và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

* Du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng là một trong những lĩnh vực xuất khẩu có hiệu quả nhất của nền kinh tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đẩy mạnh cán cân thanh toán quốc tế: thông qua việc tiêu dùng của du khách, người ta có thể thực hiện xuất khẩu tại chỗ các dịch vụ như dịch vụ lưu trú, bổ sung, trung gian…, điều mà ngoại thương không thể làm được. Hơn nữa thông qua du lịch ta có thể thực hiện xuất khẩu những nguyên liệu và hàng hóa khó xuất qua con đường ngoại thương như ăn uống, hoa quả, hàng lưu niệm.. mà nếu muốn xuất qua ngoại thương thì đòi hỏi phải đầu tư nhiều chi phí cho đóng góp, bảo quản, vận chuyển…

* Ngoài ra du lịch văn hóa là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một lợi thế cho các nàh kinh doanh du lịch bời vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất kĩ thuật, đảm bảo được chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao động tùy theo hoàn cảnh của từng điạ phương.

2.3.2.b, Về văn hóa - xã hội

* Sự phát triển du lịch văn hóa có ý nghĩa rất lớn với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên văn hóa xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

* Phát triển du lịch văn hóa góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nên hòa bình thế giới. Ngoài ra thông qua sự giao lưu văn hóa các vùng, nền văn hóa thế giới được thúc đẩy phát triển.

2.3.3.c, Về môi trường

* Du lịch văn hóa phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hóa do công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị.

2.4 Một số giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tại Hà Nội

- Quy hoạch và tổ chức quản lí cấp cao, cấp cơ sở

Hiện nay tại nước ta nói chung và trên điạ bàn địa bàn Hà Nội nói riêng, tình trạng nhiều ngành nhiều cấp cùng tham gia quản lý kinh doanh du lịch đã tạo ra hiện trạng thiếu sự thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch, đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, đã làm giảm sút hiệu quả của kinh doanh du lịch. Do đó, Sở du lịch thành phố cần phải thực hiện chức năng quản lý đánh giá tình trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng tình hình di sản văn hoá. Trên cơ sở phân loại đó, nghiên cứu phân loại xác định ưu tiên đối với các di sản văn hoá cần được bảo vệ.

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Ngoài ra cũng cần thành lập và củng cố các trung tâm bảo quản lưu trữ tư liệu, các "ngân hàng dữ liệu" nhằm cho phép, khai thác và thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi về các loại hình văn hoá phục vụ cho du lịch văn hóa.

Gần đây do chạy theo kinh tế thị trường, tư nhân cũng như các cấp quản lí đã vô tình phá đi những nét tôn nghiêm và sự cân bằng tổng thể trong các sắc thái văn hóa từ lâu đời, Các khu phố cổ với các mẹt hàng bày bán lung tung làm mất đy một số cảnh quan của khu phố cổ… Hình ảnh những cô bé, cậu bé bán báo đánh giày chạy theo khách du lịch cũng làm mất đi bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Vì vậy để quản lí được tình trạng trên cần đòi hỏi công tác tổ chức quản lí của các cấp các ngành phải thật hợp lí.

- Chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên văn hóa

Nhà nước chưa có sự đầu tư và chính sách thích đáng cho việc bào tồn cũng như tôn tạo các di tích nên chúng ta cần tiến hành tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hoá Hà Nội.

Hà Nội với cơ sở hạ tầng đường xá giao thông còn nhiều điều bất cập. Việc đưa đón khách du lịch đã góp thêm sự tắc nghẽn giao thông. Nhiều địa điểm lẽ ra phải xây dựng các khách sạn cao cấp nhiều tầng lại xây dựng các biệt thự nhỏ, đã làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất đai của thành phố.

Đối với các khu phố cổ, cần có được hướng chỉnh trang, tôn tạo. Ở đây, các biệt thự, các công trình kiến trúc có giá trị được bảo tồn khai thác hợp lý, không mở rộng đường phố chính, giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội với khoảng không gian xanh. Cần đưa các công trình công nghiệp không hợp lý ra ngoài khu vực này để lấy đất xây dựng các công trình dân dụng thích hợp. Kiến trúc trong khu vực này nên có độ cao vừa phải, hài hoà với cảnh quan do khu trung tâm Hồ Gươm là trung tâm truyền thống của Hà Nội.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý cán bộ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị doanh nghiệp và hướng dẫn viên.

Hiện nay, trình độ kinh doanh du lịch ở nước ta, trong đó có Hà Nội, còn nhiều yếu kém, đòi hỏi phải cấp bách đào tạo, nâng cấp trình độ theo kịp các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới.

Một lần nữa chúng ta càng thấy rõ hơn công tác đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch càng trở nên quan trọng, cấp thiết không những thông thạo ngoại ngữ mà còn phải thông thạo văn hoá, lịch sử của đất nước mình. Tăng cường nâng cao không những về mặt chất lượng cũng như một số lượng hướng dẫn viên du lịch để cho du khách tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, di sản văn hoá là phải làm sao cho du khách hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa về lịch sử các di sản đó thông qua hướng dẫn viên.

- Tuyên truyền, quảng cáo du lịch và giáo dục dân trí

Cần có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng cáo giá trị truyền thống, nền văn hiến của du lịch Hà Nội, thông qua việc tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế, việc đặt đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch trọng điểm.

Ngoài ra còn cần chủ động phối hợp cùng các ngành liên quan để tổ chức phát động những sự kiện thu hút khách du lịch như: Hội chợ du lịch, năm du lịch Việt Nam, năm văn hoá nghệ thuật Việt Nam.

Muốn phát triển du lịch văn hoá thì không một quốc gia nào không nghĩ đến việc nâng cao dân trí, hiểu biết về vai trò của văn hoá - du lịch của đất nước. Muốn phát triển du lịch văn hoá cần tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong quần chúng nhân dân. Do vậy ngành du lịch cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về du lịch cho mỗi người dân nhận thức đúng về sự phát triển du lịch, lôi cuốn mọi người tham gia vào dòng du lịch

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

góp phần vào sự phát triển của du lịch văn hoá vì quần chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn nâng cao nét đẹp truyền thống tâm linh của con người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan

Hiện tượng trốn thuế kinh doanh hoặc quá trình giành giật khách bằng mọi giá từ khâu dịch vụ xét cấp thị thực nhập cảnh, khâu vận chuyển ăn nghỉ… còn diễn ra nhiều nên ngành du lịch Hà Nội cần phối hợp với các ngành có liên quan như công an, hải quan, hàng không, ngoại giao... tiếp tục giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc làm thủ tục cho khách để thu hút khách, bảo đảm an toàn và thoả mãn nhu cầu của họ.

Hướng tới du lịch văn hóa Hà Nội cũng cần kết hợp với các ngành hàng không mở thêm các tuyến bay quốc tế, tăng số lượng khách, tổ chức đưa đón khách ngay tại sân bay, phối hợp với ngành văn hoá thu hút vốn đầu tư (của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân) vào việc tôn tạo, giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, phối hợp với ngành ngoại giao trong việc cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế đồng thời kết hợp với các ngành công an, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, cần có những biện pháp để khuyến khích các nghề thủ công, sản xuất nhỏ phát triển như có chính sách về thuế xuất nhập khẩu một

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w