Về môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội (Trang 27)

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

* Du lịch văn hóa phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hóa do công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị.

2.4 Một số giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tại Hà Nội- Quy hoạch và tổ chức quản lí cấp cao, cấp cơ sở - Quy hoạch và tổ chức quản lí cấp cao, cấp cơ sở

Hiện nay tại nước ta nói chung và trên điạ bàn địa bàn Hà Nội nói riêng, tình trạng nhiều ngành nhiều cấp cùng tham gia quản lý kinh doanh du lịch đã tạo ra hiện trạng thiếu sự thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch, đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, đã làm giảm sút hiệu quả của kinh doanh du lịch. Do đó, Sở du lịch thành phố cần phải thực hiện chức năng quản lý đánh giá tình trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng tình hình di sản văn hoá. Trên cơ sở phân loại đó, nghiên cứu phân loại xác định ưu tiên đối với các di sản văn hoá cần được bảo vệ.

Ngoài ra cũng cần thành lập và củng cố các trung tâm bảo quản lưu trữ tư liệu, các "ngân hàng dữ liệu" nhằm cho phép, khai thác và thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi về các loại hình văn hoá phục vụ cho du lịch văn hóa.

Gần đây do chạy theo kinh tế thị trường, tư nhân cũng như các cấp quản lí đã vô tình phá đi những nét tôn nghiêm và sự cân bằng tổng thể trong các sắc thái văn hóa từ lâu đời, Các khu phố cổ với các mẹt hàng bày bán lung tung làm mất đi một số cảnh quan của khu phố cổ… Hình ảnh những cô bé, cậu bé bán báo đánh giày chạy theo khách du lịch cũng làm mất đi bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Vì vậy để quản lí được tình trạng trên cần đòi hỏi công tác tổ chức quản lí của các cấp các ngành phải thật hợp lí.

- Chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên văn hóa

Nhà nước chưa có sự đầu tư và chính sách thích đáng cho việc bào tồn cũng như tôn tạo các di tích nên chúng ta cần tiến hành tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hoá Hà Nội.

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Hà Nội với cơ sở hạ tầng đường xá giao thông còn nhiều điều bất cập. Việc đưa đón khách du lịch đã góp thêm sự tắc nghẽn giao thông. Nhiều địa điểm lẽ ra phải xây dựng các khách sạn cao cấp nhiều tầng lại xây dựng các biệt thự nhỏ, đã làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất đai của thành phố.

Đối với các khu phố cổ, cần có được hướng chỉnh trang, tôn tạo. Ở đây, các biệt thự, các công trình kiến trúc có giá trị được bảo tồn khai thác hợp lý, không mở rộng đường phố chính, giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội với khoảng không gian xanh. Cần đưa các công trình công nghiệp không hợp lý ra ngoài khu vực này để lấy đất xây dựng các công trình dân dụng thích hợp. Kiến trúc trong khu vực này nên có độ cao vừa phải, hài hoà với cảnh quan do khu trung tâm Hồ Gươm là trung tâm truyền thống của Hà Nội.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý cán bộ chuyên môn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị doanh nghiệp và hướng dẫn viên.

Hiện nay, trình độ kinh doanh du lịch ở nước ta, trong đó có Hà Nội, còn nhiều yếu kém, đòi hỏi phải cấp bách đào tạo, nâng cấp trình độ theo kịp các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới.

Một lần nữa chúng ta càng thấy rõ hơn công tác đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch càng trở nên quan trọng, cấp thiết không những thông thạo ngoại ngữ mà còn phải thông thạo văn hoá, lịch sử của đất nước mình. Tăng cường nâng cao không những về mặt chất lượng cũng như một số lượng hướng dẫn viên du lịch để cho du khách tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, di sản văn hoá là phải làm sao cho du khách hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa về lịch sử các di sản đó thông qua hướng dẫn viên.

- Tuyên truyền, quảng cáo du lịch và giáo dục dân trí

Cần có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng cáo giá trị truyền thống, nền văn hiến của du lịch Hà Nội, thông qua việc tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế, việc đặt đại diện du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch trọng điểm.

Ngoài ra còn cần chủ động phối hợp cùng các ngành liên quan để tổ chức phát động những sự kiện thu hút khách du lịch như: Hội chợ du lịch, năm du lịch Việt Nam, năm văn hoá nghệ thuật Việt Nam.

Muốn phát triển du lịch văn hoá thì không một quốc gia nào không nghĩ đến việc nâng cao dân trí, hiểu biết về vai trò của văn hoá - du lịch của đất nước. Muốn phát triển du lịch văn hoá cần tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong quần chúng nhân dân. Do vậy ngành du lịch cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về du lịch cho mỗi người dân nhận thức đúng về sự phát triển du lịch, lôi cuốn mọi người tham gia vào dòng du lịch góp phần vào sự phát triển của du lịch văn hoá vì quần chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn nâng cao nét đẹp truyền thống tâm linh của con người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w