Theo tiêu chuẩn ISO, các chuyển động cắt gọt khi gia công trên máy CNC phải nằm trong hệ tọa độ Descarte theo nguyên tắc bàn tay phải:
+ Đặt ngửa bàn tay phải lên bàn máy với phương chiều các ngón tay như hình vẽ, chiều ngón giữa là chiều trục Z, ngón trỏ là chiều trục Y, ngón cái là chiều trục X.
+ Trong hệ tọa độ này có 6 chuyển động: 3 chuyển động tịnh tiến theo 3 trục và 3 chuyển động quay theo 3 trục.
+ Trục Z: tương ứng với trục chính của máy CNC, có chiều dương là chiều mà theo đó khoảng cách giữa dao và chi tiết tăng dần.
+ Trục X: là chuyển động tịnh tiến lớn nhất của máy CNC.
Ví dụ: Trên máy phay là chuyển động dọc trục, trên máy tiện là chuyển động theo phương ngang. Cũng tương tự như trục Z, chiều cũng là chiều làm tăng khoảng cách giữa dao và chi tiết gia công.
+ Trục Y: là trục mà tự nó cùng với hai trục trên làm thành một hệ trục toạ độ. Ví dụ: trên máy phay là chuyển động chạy dao ngang. Trên máy tiện không có trục này (cho dạng chi tiết là tròn xoay).
Một lưu ý quan trọng khi xét hệ trục tọa độ của một máy CNC thì phải coi chi tiết đứng yên, còn dao chuyển động theo các phương của hệ trục tọa độ.
Trong quá trình làm việc, để gia công được trên máy CNC thì hệ tọa độ của máy phải được xác định. Nói cách khác vị trí của hệ tọa độ phải được xác định so với một số điểm cố định nào đó mà người ta gọi là điểm chuẩn.
+ Chuẩn M (Machine Datum Point): là chuẩn máy. Máy sẽ đo lường từ vị trí này đến vị trí khác khi làm việc.
+ Chuẩn R (Reference Point): đây là chuẩn qui định trên máy, thường là vị trí thay dao.
+ Chuẩn T (Tool offset): chuẩn dao. + W (Work Datum Point): chuẩn chi tiết.
+ P (Program Datum Point): chuẩn chương trình.
- Vị trí và ứng dụng của các chuẩn này thể hiện ở bảng sau:
Chuẩn Vị trí và đặc tính Ứng dụng
M Không thể thay đổi
Gốc của hệ thống tọa độ máy
Dùng làm chuẩn đo lường khi máy làm việc
R
Do dao cắt không thể đi tới được điểm gốc tọa độ máy, nên người thiết kế máy ấn định điểm này để dao cắt có thể di chuyển tới một cách dễ dàng
Không thể thay đổi được
Dùng để thay thế chuẩn máy, thường là vị trí thay dao khi có ổ chứa dao và thay dao tự động
T
Là điểm chuẩn của dụng cụ cắt. Do người thiết kế qui định.
Không thể thay đổi được
Dùng để xác định vị trí dao cắt sau khi lắp dao vào ổ dao
W
Là gốc của hệ toạ độ của chi tiết gia công, có thể thay đổi
Dùng làm gốc của hệ toạ độ làm việc trong quá trình gia công
P
Là gốc của hệ toạ độ lập trình
Có thể thay đổi theo ý muốn của người lập trình
Dùng làm gốc của hệ tọa độ trong quá trình soạn thảo chương trình.
Chƣơng 2
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KẾT CẤU MÔ HÌNH MÁY PHAY CNC MINI
2.1 Chọn phƣơng án cho chuyển động chạy dao