Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp dân doanh tại khu công nghiệp phú bài tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 40)

I. TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN

1.3.2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh

Hoạt động của doanh nghiệp dân doanh chủ yếu là hoạt động phân tán, hiệu quả thấp, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp:

Với đặc thù quy mô nhỏ, vốn ít hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước, doanh nghiệp dân doanh không đủ khả năng tham gia sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có sự tập trung vốn lớn, công nghệ cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp dân doanh thiếu thông tin về thị trường, về môi trường đầu tư, thị trường vốn, thị trường lao động.... dẫn đến các doanh nghiệp dân doanh chưa nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tốt, chưa khai thác hiệu quả thông tin kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đầu tư.

Doanh nghiệp dân doanh ở nước ta thể hiện rõ nhất ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), yếu hơn phần lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong cùng lĩnh vực về quy mô, về khả năng tiếp cận các nguồn lực và kinh nghiệm thương trường. Do nhỏ, yếu, DNDD nước ta vừa rất khó đương đầu với cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hầu hết các DNDD ở nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Tình trạng thiếu nguồn lực của DNDD bị kéo dài đã hạn chế rất lớn sự phát triển của DNDD. [20], [11]

Một phần của tài liệu Hiệu quả các dự án đầu tư của doanh nghiệp dân doanh tại khu công nghiệp phú bài tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w