nhân lực KH&CN
Hiện tại, năng lực KH&CN của Thanh Hoá còn yếu, thiếu cán bộ đầu ngành, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Đầu tư cho KH&CN của xã hội còn thiếu cả về lượng và chất. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn và các ngành khoa học mới. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh. Thị trường công nghệ chưa phát triển, các chính sách về lĩnh vực này còn chưa thống nhất và đủ sức khuyến khích.
Để phát triển nhân lực KH&CN một cách nhanh chóng và bắt kịp trình độ các tỉnh đi trước và các nước trong khu vực, cần ưu tiên đầu tư cho hợp tác quốc tế trong GD&ĐT, đây là con đường nhanh nhất giúp Thanh Hoá có thể đi tắt đón đầu các thành tựu mới của khu vực.. với điều kiện ngân sách tỉnh hạn chế, trong quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020 nên tập trung cho đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao chuyên thực hiện nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy về KH&CN.
Tóm lại: Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh ứng dụng và phát triển KH&CN, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển KT-XH nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, và cán bộ KH&CN đầu đàn thông qua đào tạo nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Đòi hỏi phải chú trọng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nhân tài cho phát triển kinh tế tri thức; chính sách liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng, cơ sở đào tạo và Nhà nước để đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN theo nhu cầu xã hội là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Toàn bộ nội dung đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân
lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa” đã được
thực hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.. và minh họa qua các số liệu thực tế. Cơ sở lý luận gắn với thực tiễn công tác đào tạo nhân lực KH&CN tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa. Qua nghiên cứu những vấn đề trong luận văn, tác giả xin rút ra những kết luận sau đây:
1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân lực KH&CN: bao gồm các khái niệm về nhân lực KH&CN; tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN; phạm vi nghiên cứu của đề tài về đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN thông qua đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN. Luận văn nêu những quan điểm, những yêu cầu bức xúc của việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa.
2. Bằng cách khái quát thực trạng nhân lực KH&CN, công tác đào tạo nhân lực KH&CN, đi sâu nghiên cứu chính sách đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa, các nội dung nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hóa còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do một số chính sách đối với người học, người dạy và với các cơ sở đào tạo. Thực tế cho thấy, nếu có chính sách thích hợp sẽ khơi dậy tiềm năng của nhân lực KH&CN trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng NC-ƯD khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới. Đó là cơ sở vững chắc để phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa.
3. Trên cơ sở số liệu điều tra, thống kê (với sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở KH&CN, Sở LĐTB&XH) về cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, nhân lực KH&CN trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp.. đề xuất dự báo tổng cầu nhân lực KH&CN giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020. Những số liệu dự báo nêu trên, ở mức độ chính xác nhất định sẽ giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách của tỉnh Thanh Hoá xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh qua từng thời kỳ.
4. Luận văn đã đề xuất một số quan điểm, mục tiêu về phát triển nhân lực KH&CN, về đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nhân lực KH&CN ở Thanh Hóa thông qua đào tạo nhân lực KH&CN. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp về chính sách đối với người học, người dạy và với các cơ sở đào tạo của tỉnh Thanh Hóa.
KHUYẾN NGHỊ
Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả xin được trình bày một số khuyến nghị liên quan đến công tác hoạch định chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN sau đây:
1. Trên cơ sở dự báo tổng cầu nhân lực KH&CN cần sớm hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, bởi các tiêu chí sau :
- Trình độ đào tạo: bao gồm thạc sĩ, đại học, cao đẳng.
- Thành phần kinh tế: công lập (do Nhà nước đầu tư), ngoài công lập (do các doanh nghiệp, các tổ chức XH nghề nghiệp và tư nhân đầu tư).
- Hình thái: Trường đại học, trường cao đẳng, phân hiệu.
- Địa bàn: ưu tiên các vùng miền khó khăn, khu vực dân tộc ít người.
2. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, thể hiện qua
các mặt sau đây:
- Tự chủ đề xuất quy mô và công suất đào tạo.
- Tự chủ nâng cao khả năng nội sinh để phát triển các ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Tự chủ trong công tác tuyển sinh.
- Tự chủ trong vấn đề áp dụng và đề xuất (có bàn bạc dân chủ) các chính sách ưu đãi. - Tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội về chất lượng đào tạo.
3. Tỉnh Thanh Hoá cần tập trung đầu tư cho trường đại học Hồng Đức trở thành ‘‘cỗ máy cái’’ đào tạo nhân lực KH&CN.
- Đầu tư theo các dự án cụ thể, ví dụ như: Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm thông tin thư viện, Trung tâm giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp hiện đại vv..
- Đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên hữu cơ.
- Đầu tư phát triển đào tạo những ngành mới, theo nhu cầu xã hội, cụ thể là các ngành: điện tử, lọc hoá dầu, luyện cán thép, cơ khí đóng tàu, môi trường..
- Đầu tư phát triển đào tạo sau đại học (hiện nay mới đào tạo được 4 chuyên ngành: toán giải tích, lý luận văn học, ngôn ngữ, trồng trọt), thực hiện liên kết với các trường đại học và các viện khoa học ở trong nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế (thông qua chế độ thỉnh giảng, mời chuyên gia, trao đổi khoa học, hoặc chuyển giao chương trình đào tạo vv..) để nâng lên từ 10 đến 15 chuyên ngành.
4. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và sử dụng nhân lực KH&CN, như:
- Mời các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý tài năng thuộc khối doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy hoặc giảng chuyên đề, ngoại khoá.
- Hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, tin học. - Đóng góp ý kiến cho các chương trình giảng dạy.
- Trực tiếp tuyển chọn sinh viên vào làm việc tại doanh nghiệp.
- Khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp trở thành chủ doanh nghiệp, thông qua hỗ trợ vay vốn, chương trình khởi nghiệp.
- Có chính sách đối với đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm (thỉnh giảng).
5. Đổi mới chính sách cử tuyển (bằng học bổng của tỉnh) đào tạo nâng cao trình độ nhân lực KH&CN hiện hữu, theo hướng sau:
- Tập trung cho cử tuyển: đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
- Nơi đào tạo: các cơ sở đào tạo uy tín ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ở nước ngoài. - Chế độ cử tuyển: đào tạo tập trung.
- Mức học bổng: tính toán cho phù hợp chi phí học tập
- Ưu tiên cử tuyển: những người có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý.
Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ này, điều cốt yếu là phải đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ (tự học là chính), trước mắt là học tiếng Anh.
6. Có chính sách rộng mở thu hút nhân lực KH&CN có trình độ cao về tỉnh công tác.
- Trình độ nhân lực: trình độ từ đại học trở lên.
- Lĩnh vực ưu tiên thu hút: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý.
- Đối tượng: là nhân lực KH&CN đang công tác ở tỉnh khác và Việt kiều ở nước ngoài (chủ yếu là quê gốc ở Thanh Hoá).
- Thời gian làm việc: lâu dài hoặc có thời hạn
Trên đây là một số khuyến nghị do tác giả đề xuất nhằm mục đích tăng cường đổi mới chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN cho tỉnh Thanh Hoá. Hy vọng những khuyến nghị này sẽ khả thi, hữu hiệu, và tất nhiên còn cần được bàn thảo rộng rãi và kỹ lưỡng. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để hoàn thiện, góp phần làm tốt công tác xây dựng và thực thi chính sách đào tạo nhân lực KH&CN vì sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.