Xây dựng chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tt[151740]151740151740.PDF (Trang 26)

Tỉnh cần phải ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với những cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi ở ngoài tỉnh về làm việc, công tác tại địa phương nhằm tranh thủ trí tuệ của đội ngũ này để nhanh chóng "bắt kịp" trình độ phát triển của các tỉnh đi trước và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trong tỉnh; đồng thời cũng để tránh tình trạng “chảy máu” chất xám ra ngoài tỉnh. Chính sách cần tập trung vào nội dung sau:

- Thực hiện chế độ ưu đãi vật chất và tinh thần cho các nhà khoa học đầu đàn, các tài năng đặc biệt, bảo đảm thực thi nguyên tắc thu nhập của cán bộ KH&CN gắn với hiệu quả lao động. Áp dụng mức thu nhập đặc biệt đối với cán bộ chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có tầm quan trọng đặc biệt trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phát triển KT- XH. Cán bộ KH&CN có trình độ, năng lực chuyên môn ngang bằng chuyên gia nước ngoài, được hưởng mức thu nhập tương đương với mức thu nhập bình quân do các tổ chức quốc tế, nước ngoài trả cho người Việt Nam.

- Ban hành tiêu chuẩn và quy chế bổ nhiệm chức vụ KH&CN đối với cán bộ KH&CN. Giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; bố trí phương tiện làm việc cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu, giảng dạy lâu dài.

- Ban hành tiêu chuẩn và chế độ đánh giá định kỳ đối với cán bộ KH&CN. Thực hiện nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ khoa học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thành tích trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tt[151740]151740151740.PDF (Trang 26)