Tình hình sản xuất lúa từ năm 2009 đến 2011

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA Oryza Sativa L Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH (Trang 25)

Việc sản xuất lúa trên địa bàn huyện được tiến hành qua vụ Đông Xuân và vụ mùa. Vụ Đông Xuân từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 âm lịch và vụ mùa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8 âm lịch. Nhưng thực chất, ở đây tiến hành gieo trồng qua ba vụ mỗi năm. Vì sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, do một số vùng đất thấp dễ bị ngập lũ nên trên diện tích đó sẽ được gieo trồng lúa Hè Thu. Tức là ngay sau vụ Đông Xuân bà con sẽ tiến hành làm đất để gieo vụ Hè Thu (khoảng tháng 4) để thu hoạch trước khi lũ về. Còn lại diện tích đất ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sẽ tiến hành gieo cấy vào vụ mùa. Theo báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Hương Khê trong các năm 2009, 2010, 2011:

Năm 2009: Tổng diện tích trồng lúa của toàn huyện là 5600 ha; Trong

đó, vụ Đông xuân 3200 ha, vụ Hè thu 1300 ha và vụ mùa 1100 ha. Năm 2009, tiến hành gieo trồng trên diện tích là 5463 ha. Trong đó vụ Đông Xuân gieo, cấy 2896 ha với năng suất bình quân đạt 36,89 tạ/ha. Vụ Hè Thu 1072 ha, năng suất bình quân đạt 27,35 tạ/ha. Vụ mùa 1495 ha, năng suất bình quân đạt 29,03 tạ/ha.

Năm 2010: Toàn huyện tiến hành gieo cấy trên diện tích là 5414 ha. Trong đó, vụ Đông Xuân gieo, cấy 2915 ha với năng suất bình quân đạt 32,12 tạ/ha. Vụ Hè Thu 913 ha, năng suất bình quân đạt 25,13 tạ/ha. Vụ mùa 1586 ha, nhưng do ảnh hưởng của lũ lụt nên năng suất lúa giảm khoảng 70% so với năm 2009.

Năm 2011: Diện tích gieo, cấy lúa trong năm là 5525 ha. Trong đó, vụ

Đông Xuân 2948 ha với năng suất bình quân đạt 37,52 tạ/ha. Vụ Hè Thu 1105 ha, năng suất bình quân đạt 28,15 tạ/ha. Vụ mùa 1472 ha, năng suất bình quân đạt 29,23 tạ/ha.

2. Ảnh hƣởng của sâu hại đến sản xuất lúa từ năm 2009 đến năm 2011 trên địa bàn huyện Hƣơng Khê.

Năng suất và sản lượng lúa năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy diện tích gieo, cấy trong năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Vì vậy, diện tích giảm không phải là lý do chính làm giảm sản lượng lúa. Năng suất và sản lượng lúa năm 2010 giảm là do điều kiện thời tiết trong năm diễn biến rất bất lợi. Ngay từ đầu năm, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến trồng trọt. Mặt khác, hai cơn lũ lịch sử vào tháng 10 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp. Lũ chồng lũ đã làm cho phần lớn diện tích lúa mùa của bà con nông dân ngập chìm trong nước vào thời điểm sắp thu hoạch. Năm 2010 điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lúa trong năm.

Năm 2011, năng suất và sản lượng tăng so với năm 2010. Nguyên nhân là do sau mùa lũ năm 2010, bà con nông dân tận dụng tất cả các diện tích đất hiện có để tăng gia sản xuất. Diện tích trồng lúa tăng lên 5525 ha so với năm 2010 là 5414 ha. Bên cạnh đó, sau lũ diện tích đất được phù sa bồi đắp nên trở nên giàu chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển tốt. Được sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp địa phương về nguồn giống, phân bón. Do đó, làm tăng năng suất cây lúa lên 37,52 tạ/ha vào vụ Đông Xuân.

Tuy năng suất và sản lượng lúa tăng nhưng trong thực tế tình hình phá hoại của sâu hại diễn biến rất phức tạp. Sự phá hoại của sâu bệnh đã làm giảm sản lượng lúa một cách đáng kể. Trên đồng ruộng có rất nhiều loài sâu hại với mật độ cao và phân bố rộng. Theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện, từ năm 2009 - 2011 đã xuất hiện 13 loài sâu hại chính (Bảng 4).

Bảng 4. Các loài sâu hại chính trên cây lúa ở huyện Hƣơng Khê năm 2009 - 2011.

TT Tên loài Tên khoa học Giai đoạn gây

hại Mật độ

Thời điểm gây hại

1 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis

medinalis Guene Đẻ nhánh, đòng 40 - 60 (con/m 2 ) Cả năm 2 Sâu đục thân 2 chấm Scrtipophaga incertulas Walk Mạ, đẻ nhánh 1 - 2 (ổ /m 2 ) Cả năm

3 Bọ xít dài Leptocorisa acuta

Thunberg Đòng, trổ, chín 10 - 15 (con /m 2 ) Cả năm 4 Bọ trĩ Baliothrips biformis Bagnall Mạ Đẻ nhánh 15 - 20% / Dảnh Cả năm

5 Châu chấu Oxya chinensis

Thunberg

Mạ, đòng,

trổ, chín 10 - 15 (con /m

2

) Cả năm

6 Rầy lưng trắng Sogata furcifera

Horvath

Mạ, đẻ nhánh, trổ, chín

400 - 600 (con

/m2) Cả năm

7 Sâu keo Spodoptera mauritia

Boisduval

Mạ,

đẻ nhánh 8 - 10 (con /m

2

) Cả năm

8 Sâu phao Nymphula

fluctuosalis Zeller Đẻ nhánh 15 - 20 con /m2) Cả năm

9 Nhện gié Steneotarsonemus

spinki Smiley Đòng 13% /Dảnh Cả năm

10 Sâu năn Orseolia oryzae

Wood Mason

Mạ,

đẻ nhánh 10% /Dảnh Cả năm

11 Châu chấu hoa Aiolopus tamulus Fabricius

Mạ, đòng

trổ, chín 10 - 12 con/ m

2

Cả năm

12 Rầy nâu Nilaparvata lugens

Stal

Mạ, đẻ nhánh, trổ, chín

500 - 1000

con/m2 Cả năm

13 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata

1852

Đòng,

đẻ nhánh 40 – 60 con/m

2 Cả năm

Thành phần loài gây hại rất đa dạng và mật độ cao. Các loài này đều gây hại ở tất cả các vụ lúa trong năm và từ giai đoạn gieo cấy cho đến khi thu hoạch đều xuất hiện sâu hại. Điển hình như bọ xít dài và châu chấu hoa gây hại ở cả giai đoạn đòng đến lúc trổ và chín; loài rầy lưng trắng và rầy nâu gây hại ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến khi lúa trổ và chín.

Thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê chủ yếu dựa vào mức độ gây hại của các loài trên đồng ruộng. Những loài gây hại với mật độ cao và xuất hiện thường xuyên sẽ được dự báo và phòng trừ. Ngoài ra, diễn biến về thành phần loài sâu hại rất phức tạp; đó là sự xuất hiện của một số loài mới từ nơi khác, một số loài gây hại chưa được phát hiện. Do đó, việc xác định thành phần các loài và thiên địch của chúng là rất cần thiết.

Chƣơng 2. THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA (Oryza sativa L.) Ở HUYỆN HƢƠNG

KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 1. Thành phần loài sâu hại và thiên địch

1.1. Thành phần loài sâu hại trên cây lúa (Oryza sativa L.)

Bước đầu điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây lúa

(Oryza sativa L.) ở một số vùng của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, chúng

tôi đã thống kê được 19 loài sâu hại thuộc 11 họ, 6 bộ của lớp Côn trùng (Insecta) và 1 loài thuộc 1 họ, 1 bộ của lớp Hình nhện (Arachnida) (Bảng 5).

Bảng 5. Thành phần loài sâu hại lúa (Oryzasativa L.) của huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Thời điểm gây hại

Lớp côn trùng (Insecta)

I Bộ cánh thẳng Orthoptera

(1) Họ châu chấu Acrididae 1 Loài cào cào xanh Oxya japonica

Thunberg, 1815 Mạ, đòng, trổ, chín 2

Loài cào cào nhỏ

Atractomorpha chinensis

(Bolivar) Mạ, đòng, trổ, chín 3

Loài châu chấu hoa

Aiolopus tamulus

Fabricius, 1798 Mạ, đòng, trổ, chín (2) Họ dế dũi Gryllotalpidae

4 Loài dế dũi đông Phương

Gryllotalpa orientalis

Burmeister, 1838

Ăn rễ lúa ở giai đoạn lúa còn non II Bộ cánh tơ Thysanoptera (3) Họ bọ trĩ Thripidae 5 Loài bọ trĩ Baliothrips biformis Bagnall Mạ, đẻ nhánh

(4) Họ rầy thân Delphacidae

6 Loài rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath, 1899

Mạ, đẻ nhánh, trổ, chín 7 Loài rầy nâu Nilaparvata lugens

Stal, 1854

Mạ, đẻ nhánh trổ, chín

IV Bộ cánh nửa Hemiptera

(5) Họ bọ xít mép Alydidae

8 Loài bọ xít gai vai Cletus pugnator

Fabricius, 1787 Đòng, trổ, chín 9 Loài bọ xít dài (Bọ xít hôi) Leptocorisa acuta (Thunberg) Đòng, trổ, chín (6) Họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae

10 Loài bọ xít xanh Nezara viridula

Linaeus, 1758 Đòng, trổ, chín

V Bộ cánh vảy Lepidoptera

(7) Họ bướm mắt rắn Nymphalidae 11 Loài sâu sừng xanh Melanitis leda

Linnaeus, 1758 Mạ, đẻ nhánh (8) Họ bướm nhảy Hesperiidae

12 Loài sâu cuốn lá lớn Parnara guttata

Bremer & Grey, 1852 Đòng, đẻ nhánh (9) Họ ngài đêm Noctuidae

13 Loài sâu keo Spodoptera mauritia

Boisduval, 1838 Mạ, đẻ nhánh (10) Họ ngài sáng Crambidae

14 Loài sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas

Walker, 1863 Mạ, đẻ nhánh 15 Loài sâu phao Nymphula fluctuosalis

Zeller, 1952 Đẻ nhánh

16 Loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis

Guenee, 1854 Đẻ nhánh, đòng, trổ 17 Họ ngài sâu róm Lymantriidae

18 Loài sâu róm lúa Psalis securis

VI Bộ hai cánh Diptera

(11) Họ muỗi năn Ceidomyidae 19 Loài sâu năn

(muỗi hành) Orseolia oryzae Wood - Mason, 1889 Mạ, đẻ nhánh Lớp Hình nhện (Arachnida) VII Bộ nhện nhỏ Acarina (1) Tarsonemidae

1 Loài nhện gié Steneotarsonemus spinki

Smiley, 1967 Đòng

Số lượng loài là khác nhau ở các bộ. Trong đó, bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 8 loài chiếm tỉ lệ 40%; bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 4 loài chiếm tỉ lệ 20%; bộ cánh nửa (Hemiptera) có 3 loài chiếm tỉ lệ 15%; bộ cánh đều (Homoptera) có 2 loài chiếm tỉ lệ 10%; bộ cánh tơ (Thysanoptera), bộ hai cánh (Diptera) và bộ nhện nhỏ (Acarina) đều có 1 loài chiếm tỉ lệ 5% (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1. Tỉ lệ phần trăm loài sâu hại thuộc các bộ.

Ở vùng nghiên cứu, thành phần loài sâu hại chủ yếu thuộc các bộ của lớp Côn trùng (Insecta) còn lớp Hình nhện (Arachnida) chỉ phát hiện một loài gây hại. Mặt khác, trong số các bộ thuộc lớp Côn trùng (Insecta) thì bộ Cánh vảy (Lepidptera) có số lượng loài sâu hại chiếm nhiều nhất (8 loài).

Bởi vì, số lượng loài lớn, thành phần loài của chúng đa dạng và đặc điểm sinh học phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu. Trong khi thu mẫu tại 4 địa điểm thuộc các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Long, Phúc Đồng, chúng tôi nhận thấy thành phần các loài sâu hại khá đa dạng và tương đối giống nhau ở các địa điểm. Điều này có thể giải thích là do các loài sâu hại có biên độ sinh thái rộng.

1.2.Thành phần loài thiên địch trên cây lúa (Oryza sativa L.) của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Thiên địch là loài sinh vật mà trong hoạt động sống của chúng có ảnh hưởng xấu hoặc tiêu diệt các loài dịch hại (thường là loài ăn thịt, ký sinh, gây bệnh cho dịch hại).

Thiên địch của côn trùng là những loài sinh vật tiêu diệt côn trùng bằng cách ăn thịt hoặc ký sinh. Thiên địch có vai trò lớn trong việc điều hoà số lượng cá thể của một loài nào đó trong tự nhiên. Thiên địch của côn trùng gồm: Vi sinh vật và tuyến trùng gây bệnh, côn trùng ký sinh, bắt mồi, ăn thịt [5].

Kết quả điều tra thành thành phần loài thiên địch trên cây lúa (Oryza

sativa L.) ở vùng nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 10 loài thiên địch

thuộc 10 họ, 6 bộ của lớp Côn trùng (Insecta) và 1 loài thuộc 1 họ, 1 bộ của lớp Hình nhện (Arachnida) (Bảng 6).

Bảng 6. Thành phần loài thiên địch trên cây lúa (Oryzasativa L).

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Loài tiêu diệt *

I Bộ cánh thẳng Orthoptera

(1) Họ sát sành Tettigoniidae

1 Loài sát sành Tettigonia viridissima Linnaeus, 1758

Bọ xít, sâu đục thân, các loài rầy

(2) Họ Dế mèn Gryllidae

2 Loài dế nhảy Metioche vittaticollis Stal, 1861

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen, các loài rầy

(3) Họ ong kén nhỏ Braconidae

3 Loài ong vàng Phaseoli fischer Sâu cuốn lá

III Bộ cánh nửa Hemiptera

(4) Họ bọ xít đo nước Hydrometridae

4 Loài bọ que Hydrometra albolineata

Scott, 1874 Các loài rầy (5) Họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae

5 Loài bọ xít gai Andrallus spinidens

Fabricius, 1787 Sâu keo (6) Họ gọng vó Gerridae

6 Loài gọng vó Limnogonus fossarum

Fabricius, 1775 Rầy nâu, rầy lưng trắng

IV Bộ cánh cứng Coleoptera

(7) Họ bọ rùa Coccinellidae 7 Loài bọ rùa đỏ Micraspisdiscolor

Fabricius, 1798 Rầy nâu

V Bộ chuồn chuồn Odonata

(8) Họ chuồn chuồn ngô Libeluridae 8

Loài chuồn chuồn ngô

Brachithemis contaminata

Fabricius, 1793 Các loài rầy (9) Họ chuồn chuồn kim Coenagrionidae

9

Loài chuồn chuồn kim

Agriocnemis femina Brauer, 1868 Các loài rầy Sâu cuốn lá VI Bộ bọ ngựa Mantodea (10) Họ bọ ngựa Mantidae 10

Loài bọ ngựa xanh

Mantis religiosa

Burmeister, 1838 Rầy

VII Bộ nhện lớn Araneida

(11) Họ nhện chân gai Oxyopidae 11 Loài nhện linh miêu vân

xiên

Oxyopes javanus

Thorell, 1887

Sâu cuốn lá lớn sâu cuốn lá nhỏ

Ghi chú: * Theo Phạm Văn Lầm, 2000 [9].

Số lượng loài gây hại ở mỗi bộ là khác nhau. Trong đó, bộ cánh nửa (Hemiptera) có 3 loài chiếm 27,3%; bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ chuồn chuồn (Odonata) có 2 loài chiếm tỉ lệ 18,2%; bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ bọ ngựa (Mantodea) và bộ nhện lớn (Araneida) đều có 1 loài chiếm 9,1% (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Tỉ lệ phần trăm loài thiên địch thuộc các bộ.

Thiên địch chủ yếu thuộc các bộ của lớp côn trùng. Trong đó bộ cánh nửa xác định được số loài thiên địch nhiều nhất (3 loài). Tuy nhiên, về số lượng cá thể của các loài thì khi tiến hành thu mẫu chúng tôi thấy tần suất xuất hiện nhiều nhất là loài Sát sành (Tettigonia viridissima Linnaeus, 1758) và loài Bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricius, 1798). Các loài thiên địch xác định được chủ yếu thuộc nhóm ăn thịt. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặt khác do kích thước nhỏ nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chưa xác định được loài thiên địch ký sinh nào.

Bước đầu nghiên cứu chúng tôi thấy có sự tương quan giữa sâu hại và thiên địch: Xét một cách tương đối thì tỉ lệ giữa loài thiên địch và sâu hại là 11/20, điều này có thể đảm bảo cho các loài có ích có thể khống chế các loài sâu hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Trong thực tế mỗi một vụ mùa

thường có một số đợt dịch như Bọ trĩ, rầy…là do mối quan hệ riêng rẽ giữa thiên địch và loài gây hại đó, điều này cần phải được nghiên cứu sâu hơn. Từ đó, đưa ra biện pháp khắc phục có thể là bổ sung thiên địch của loài gây hại vào ruộng lúa…

2. Đặc điểm hình thái các loài sâu hại và thiên địch chính

2.1. Sâu hại

2.1.1. Cào cào xanh

Tên khoa học là Oxya japonica Thunberg, 1815 thuộc họ châu chấu (Acrididae), bộ cánh thẳng (Orthoptera) (Hình 6).

21.1.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa, ngô, đậu phộng, đậu nành, mía [9]. 2.1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Cào cào trưởng thành dài 30 - 45mm có màu xanh vàng, râu hình sợi chỉ, 2 bên đỉnh đầu về phía mắt kép có 2 vệt sọc màu nâu kéo dài đến mảnh lưng ngực trước. Con trưởng thành có thể sống từ 2 - 3 tháng và đẻ 2 - 3 ổ trứng, trung bình mỗi ổ có 20 - 100 trứng.

Trứng được đẻ dưới đất thành từng khối vài chục quả kết dính với nhau, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp bọt. Trứng màu vàng đậm, hơi cong ở giữa, 1 đầu to. Ổ trứng hình túi, trong đó trứng được xếp xiên thành hai hàng [7]. Vòng đời 4 - 5 tháng, tuỳ từng điều kiện sinh thái từng vùng mà vòng đời có thể thay đổi. Trong vòng đời giai đoạn trứng khoảng 15 - 30 ngày, sâu non 50 - 60 ngày, cào cào trưởng thành 2 - 3 tháng [15].

2.1.1.3. Đặc điểm gây hại

Gây hại ở giai đoạn con non và trưởng thành. Thời điểm gây hại thường vào sáng sớm và chiều, chúng có xu hướng bay vào nơi có ánh sáng hoặc tia tử ngoại, có thể bơi khi rơi xuống nước. Thời kỳ lúa non, cả con non và trưởng thành đều ăn khuyết lá. Khi lúa trổ bông hay chín, con non và trưởng

Hình 6. Cào cào xanh

thành có thể cắn đứt cổ bông làm bông bị lép [7]. Theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê thì số lượng Cào cào xanh tại vùng nghiên cứu trung bình có 10 - 15 con /m2. Tại các địa điểm thu mẫu, chúng tôi nhận thấy mật độ từ 4 - 5 con /m2

.

2.1.2. Bọ trĩ

Tên khoa học là Baliothrips biformis thuộc họ bọ trĩ (Thripidae), bộ cánh tơ (Thysanoptera).

2.1.2.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa, ngô và một số loài cỏ khác [9]. 2.1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bọ trĩ trưởng thành dài từ 1 - 1,5 mm, màu nâu đen hoặc nâu đỏ. Chúng có hai đôi cánh hẹp mang nhiều lông. Thành trùng con cái đẻ khoảng 12 - 14 trứng. Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20 - 0,25 mm, có màu trắng trong và khi

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA Oryza Sativa L Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)