Đặc điểm hình thái các loài sâu hại và thiên địch chính

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA Oryza Sativa L Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH (Trang 35)

2.1. Sâu hại

2.1.1. Cào cào xanh

Tên khoa học là Oxya japonica Thunberg, 1815 thuộc họ châu chấu (Acrididae), bộ cánh thẳng (Orthoptera) (Hình 6).

21.1.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa, ngô, đậu phộng, đậu nành, mía [9]. 2.1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Cào cào trưởng thành dài 30 - 45mm có màu xanh vàng, râu hình sợi chỉ, 2 bên đỉnh đầu về phía mắt kép có 2 vệt sọc màu nâu kéo dài đến mảnh lưng ngực trước. Con trưởng thành có thể sống từ 2 - 3 tháng và đẻ 2 - 3 ổ trứng, trung bình mỗi ổ có 20 - 100 trứng.

Trứng được đẻ dưới đất thành từng khối vài chục quả kết dính với nhau, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp bọt. Trứng màu vàng đậm, hơi cong ở giữa, 1 đầu to. Ổ trứng hình túi, trong đó trứng được xếp xiên thành hai hàng [7]. Vòng đời 4 - 5 tháng, tuỳ từng điều kiện sinh thái từng vùng mà vòng đời có thể thay đổi. Trong vòng đời giai đoạn trứng khoảng 15 - 30 ngày, sâu non 50 - 60 ngày, cào cào trưởng thành 2 - 3 tháng [15].

2.1.1.3. Đặc điểm gây hại

Gây hại ở giai đoạn con non và trưởng thành. Thời điểm gây hại thường vào sáng sớm và chiều, chúng có xu hướng bay vào nơi có ánh sáng hoặc tia tử ngoại, có thể bơi khi rơi xuống nước. Thời kỳ lúa non, cả con non và trưởng thành đều ăn khuyết lá. Khi lúa trổ bông hay chín, con non và trưởng

Hình 6. Cào cào xanh

thành có thể cắn đứt cổ bông làm bông bị lép [7]. Theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê thì số lượng Cào cào xanh tại vùng nghiên cứu trung bình có 10 - 15 con /m2. Tại các địa điểm thu mẫu, chúng tôi nhận thấy mật độ từ 4 - 5 con /m2

.

2.1.2. Bọ trĩ

Tên khoa học là Baliothrips biformis thuộc họ bọ trĩ (Thripidae), bộ cánh tơ (Thysanoptera).

2.1.2.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa, ngô và một số loài cỏ khác [9]. 2.1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bọ trĩ trưởng thành dài từ 1 - 1,5 mm, màu nâu đen hoặc nâu đỏ. Chúng có hai đôi cánh hẹp mang nhiều lông. Thành trùng con cái đẻ khoảng 12 - 14 trứng. Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20 - 0,25 mm, có màu trắng trong và khi sắp nở sẽ chuyển sang màu vàng. Vòng đời khoảng 1 - 2 tháng, trong vòng đời giai đoạn trứng khoảng 3 - 5 ngày, ấu trùng 6-14 ngày, tiền nhộng 2 - 3 ngày, nhộng 3 - 6 ngày và con trưởng thành 15 - 30 ngày [7].

2.1.2.3. Đặc điểm gây hại

Gây hại ở giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Thời điểm gây hại thường vào những ngày râm mát và ban đêm, chúng có khả năng bay một khoảng xa để tìm ruộng lúa mới. Con trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa lá lúa. Ấu trùng sau khi nở thường sống tập trung nhiều trong lá non. Khi lá ngừng phát triển, một số ấu trùng có thể chui vào bên trong hạt. Ngoài ra thành trùng cái khi đẻ trứng còn cắt mô của phiến lá để làm nơi đẻ trứng. Lá lúa bị bọ trĩ thường có sọc trắng bạc dọc theo gân [3], [7]. Chúng ta cần chú ý là bọ trĩ có tập tính sống ẩn mình trong lá nên thường gây hại ở ruộng khô. Vì vậy, nếu ruộng có đầy đủ nước và lá lúa ngập trong nước sẽ tránh được sự phá hoại của bọ trĩ. Tại vùng điều tra, theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê loài bọ trĩ có mật độ từ 10 - 15 % / dảnh.

2.1.3.Rầy lưng trắng

Tên khoa học là Sogatella furcifera Horvath, 1899 thuộc họ rầy nâu (Pelaphacidae ), bộ cánh đều (Homoptera).

2.1.3.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa còn gây hại trên lúa hoang, cỏ chác... [9]. 2.1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng có kích thước cơ thể dài từ 3 - 4 mm, thân màu nâu đen. Cánh trong suốt và có một đốm đen ở ngay ở giữa, khi cánh khép lại có một đốm màu nâu đen ngay giữa lưng. Thành trùng có thời gian sống từ 15 - 30 ngày.

Rầy cái đẻ trứng thành từng hàng vào bẹ cây lúa. Trứng có hình dạng giống hạt gạo, khi mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang màu vàng khi sắp nở. Rầy cái có thể đẻ từ 300 - 350 trứng trong vòng một tuần, chúng dùng bộ phận đẻ trứng để rạch bẹ lá hay gân lá rồi đẻ thàng từng hàng trứng vào trong bẹ lúa, mỗi ổ từ 5 - 20 cái [7].

2.1.3.3. Đặc điểm gây hại

Rầy lưng trắng rất thích ánh sáng đèn. Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng ở bẹ lúa và sau vài ngày chúng di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại cho lúa, chúng chích hút từ lúc cây lúa còn non và sau khi lúa trổ thì mức độ gây hại giảm dần. Rầy lưng trắng chích hút lúa gây ra hiện tượng "cháy rầy" [7]. Tại vùng điều tra, theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê loài rầy lưng trắng có mật độ 400 - 600 con/m2

.

2.1.4. Bọ xít dài

Tên khoa học là Leptocorisa acuta

(Thunberg) thuộc họ bọ xít mép (Alydidae), bộ cánh nửa (Hemiptera) (Hình 7). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.1. Kí chủ

Bọ xít dài có rất nhiều ký chủ thuộc 2 họ Hòa thảo và Cỏ cú, đặc biệt thường gặp trên cỏ lồng vực, lúa hoang, bắp, kê, lúa miến, quan trọng nhất là lúa và cỏ Echinochloa [7], [9].

2.1.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Con trưởng thành có màu xanh nâu, chiều dài từ 14 - 18 mm và có thời gian sống từ 2 - 3 tháng. Thành trùng có chân, thân và râu rất dài. Bọ xít cái ở cuối đốt bụng thứ 8 chẻ đôi thành 2 phần trong khi bọ xít đực thì cuối bụng tròn.

Bọ xít cái đẻ trứng thành nhiều hàng ở phiến lá hoặc bẹ lá, mỗi ổ có từ 10 - 30 trứng. Trong vòng 8 tuần mỗi con cái có khả năng đẻ từ 250 - 300 trứng. Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, dài từ 1,2 - 1,4 mm, mới đẻ màu trắng đục và khi sắp nở có màu nâu đen. Sau khi nở chúng phát triển qua giai đoạn ấu trùng trong vòng 15 - 22 ngày. Vòng đời bọ xít dài thường kéo dài từ 31 - 40 ngày [3], [7].

2.1.4.3. Đặc điểm gây hại

Loài bọ xít dài gây hại vào lúc lúa chín, trước đó chúng sống trên cỏ dại. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc sáng sớm và chiều tối. Ở loài này chúng ít bị thu hút bởi ánh đèn. Ở cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho lúa bằng cách dùng vòi chích hút các hạt lúa đang ngậm sữa. Hạt lúa bị bọ xít chích hút trở nên lép, vết chích hút của chúng sau này sẽ có một loài nấm bệnh tấn công làm hư hại hạt lúa. Khi bị động chúng tiết ra mùi hôi. Ngoài ra khi cây lúa còn non, bọ xít có thể chích hút trên lá [7]. Tại vùng điều tra, theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê loài bọ xít dài có mật độ 10 - 15 con/m2

. Tại các địa điểm thu mẫu, chúng tôi thấy mật độ của bọ xít dài là 8 – 10 con/m2

.

2.1.5.Sâu sừng xanh

Tên khoa học là Melanitis leda Linnaeus, 1758 thuộc họ bướm mắt rắn (Nymphalidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera) (Hình 8).

2.1.5.1. Kí chủ

Sâu gây hại trên cây lúa, mía, các loài cỏ thuộc chi Panicum [7].

2.1.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có màu nâu đậm, mỗi cánh trước có hai đốm tròn màu trắng viền nâu nằm ở góc ngoài cánh, mặt dưới cánh trước

có một đốm tròn. Cánh sau có 5 đốm tròn xếp dọc theo cạnh ngoài. Mỗi đốm chính giữa trắng và bên ngoài màu nâu. Bướm có thể sống khoảng 2 tuần và đẻ từ 50 - 100 trứng [7].

Trứng của sâu sừng màu vàng nhạt, được đẻ thành từng hàng hay riêng lẻ trên lá lúa. Sau khoảng 4 ngày nở ra ấu trùng có màu xanh và toàn cơ thể có lông mịn bao phủ. Đầu sâu có 2 gai thịt giống như hai cái sừng nên sâu có tên là sâu sừng và cuối bụng có 2 gai. Ấu trùng sống khoảng 17 - 25 ngày, thông qua 3 lần lột xác sau đó hóa nhộng [3], [7].

2.1.5.3. Đặc điểm gây hại

Gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Ở giai đoạn này chúng gặm lá lúa và thường ăn mất luôn cả phiến lá [9].

2.1.6. Sâu keo

Tên khoa học là Spodoptera mauritia Boisduval, 1838 thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera) (Hình 9).

2.1.6.1. Kí chủ

Gây hại trên các đối tượng lúa, bắp, lúa miến, mía, đậu xanh, thuốc lá, đay, đu đủ... [9]. 2.1.6.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bướm có màu nâu xám. Cánh trước màu đen xám với nhiều đốm và vân không rõ nét, giữa cánh có một đốm đen to, dưới đốm này có một số

Hình 8. Sâu sừng xanh.

Hình 9. Sâu keo

Spodoptera mauritia Boisduval, 1838.

đốm trắng nhỏ. Cánh sau màu trắng hơi nâu, cạnhngoài màu nâu đậm. Bướm cái có thể sống từ 7 - 14 ngày, có thể đẻ từ 200 - 300 trứng ở mặt dưới của lá [7].

Trứng hình tròn hơi dẹp, mới đẻ màu trắng sữa sau đó chuyển sang màu vàng xám và sau cùng là xám đen lúc sắp sinh. Sau 3 - 7 ngày trứng nở thành sâu non có màu xanh lục, càng lớn lên càng chuyển sang màu nâu. Sâu non có thể lớn đạt kích thước 35 - 40 mm, ở giữa thân có 3 sọc màu nâu và xanh lục. Sâu non tiến hành lột xác qua 5 lần trong vòng từ 15 - 24 ngày sau đó hóa nhộng. Nhộng dài 12 - 14 mm có màu nâu đậm, 2 gai nhỏ ở cuối bụng. Sau 7 - 15 ngày nhộng sẽ vũ hóa. Vòng đời sâu keo khoảng từ 30 - 55 ngày [7].

2.1.6.3. Đặc điểm gây hại

Loài sâu keo có tập tính kiếm ăn theo đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Gây hại cho cây lúa ở giai đoạn ấu trùng. Khi còn nhỏ chúng thường trốn trong lá non nên khó phát hiện. Lúc lớn do có màu đậm và vết ăn đứt phiến lá rất rõ nên dễ phát hiện hơn. Sâu thường ăn lá lúa vào ban đêm, hay ban ngày nếu trời âm u, có mưa nhỏ. Cây lúa non bị sâu tấn công nhiều sẽ trụi hết lá chậm phát triển và dẫn đến chết [7]. Tại vùng điều tra, theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Hương Khê loài sâu keo có mật độ 8 - 10 con/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Tại các địa điểm thu mẫu chúng tôi thấy mật độ của sâu sừng xanh là 6 - 8 con/m2

.

2.1.7. Nhện gié

Tên khoa học là Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967 thuộc họ Tarsonemidae, bộ nhện nhỏ (Acarina).

2.1.7.1. Kí chủ

Gây hại trên cây lúa [9].

2.1.7.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Con trưởng thành có cơ thể nhỏ và có màu nâu sáng. Ở con đực có 4 đôi chân, đôi chân cuối phát triển thành như cái kẹp để mang con cái trong lúc giao hợp. Trong khi đó ở con cái đôi chân cuối thoái hóa. Thời gian sống của con trưởng thành ngắn, chỉ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, trong quá trình đó con cái có thể đẻ 50 trứng. Trứng có hình tròn và màu trắng. Trứng phát triển sau 2 - 4 ngày sẽ nở thành ấu trùng, sau một ngày bất động chúng trưởng thành [7].

2.1.7.3. Đặc điểm gây hại

Gây hại cho cây lúa ở giai đoạn trưởng thành. Chúng thường sống ở phần trên của bẹ lúa chích hút nhựa ở mặt trong của bẹ. Khi lúa trổ đòng, nhện di chuyển vào tấn công gié lúa và khi lúa đã trổ thì nhện sẽ bò lên tấn công bông lúa non gây ra các triệu chứng như thân của bông lúa bị vặn vẹo, hạt lúa ở phía dưới của gié lúa bị lép.

2.2. Thiên địch

2.2.1. Chuồn chuồn kim

Tên khoa học là Agriocnemis femina Brauer, 1868 thuộc họ chuồn chuồn kim (Coenagrionidae), bộ chuồn chuồn (Odonata) (Hình 10).

2.2.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân. Các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên dài, mỏng và gần như trong suốt, cử động độc lập nhau. Hệ

gân cánh rất dày, nhiều gân ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Phần thân bụng dài.

2.2.1.2. Đối tượng tiêu diệt

Chuồn chuồn kim là thiên địch của các loài rầy và sâu cuốn lá.

2.2.2. Sát sành

Tên khoa học là Tettigonia viridissima

Linnaeus, 1758 thuộc họ sát sành (Tettigoniidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera) (Hình 11).

2.2.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Sát sành là một loại côn trùng to, mặt nghiêng, có râu rất dài, thường dài gấp đôi thân do đó dễ

Hình 10. Chuồn chuồn kim

Agriocnemis femina

(Brauer, 1868).

phân biệt với các loài châu chấu thông thường. Sát sành có màu xanh, con trưởng thành có màu xanh và vàng. Chúng thường hoạt động mạnh về đêm tiêu diệt các loài sâu hại trên ruộng lúa.

2.2.2.2. Đối tượng tiêu diệt

Sát sành là thiên địch của bọ xít, sâu đục thân và các loài rầy [9].

2.2.3. Dế nhảy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên khoa học là Metioche vittaticollis Stal, 1861 thuộc họ Dế mèn (Gryllidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera) (Hình 12).

2.2.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Dế có đuôi nhọn xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị đụng đến sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Hầu hết các con trưởng thành bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. Dế trưởng thành có màu đen và dế non có màu nhạt sọc nâu.

2.2.3.2. Đối tượng tiêu diệt

Dế nhảy ăn trứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu cuốn lá, ruồi đục lá, sâu non của bọ rầy lá và bọ rầy thân [9].

2.2.4. Nhện linh miêu vân xiên

Tên khoa học là Oxyopes javanus Thorell, 1887 thuộc họ nhện chân gai (Oxyopidae), thuộc bộ nhện lớn (Araneida) (Hình 13).

2.2.4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Con cái dài 7 - 8 mm, màu nâu sáng. Đầu màu nâu đậm với một vệt màu xanh lục sáng lớn dọc chính giữa, có mang hai sọc màu nâu đen chạy song song nối liền với vùng mắt sau. Bụng thon dài và nhọn ở cuối, màu sáng ở chính giữa, mỗi bên có 4

Hình 12. Dế nhảy

Metioche vittaticollis Stal,

1861.

Hình 13. Nhện linh miêu vân xiên.

sọc màu sáng chạy chéo góc. Chân tương đối dài, cùng màu với thân mình, có nhiều gai dài màu nâu đen, rất đặc sắc của họ và loài. Con đực có đầu to, chân dài nhưng bụng nhỏ và nhọn hơn con cái. Đặc biệt có 2 xúc biện, môi phồng to thành bộ phận sinh dục và có màu nâu đậm ở cuối. Con cái đẻ trứng thành tổ có kén tơ trắng, ở mặt dưới phiến lá trên ngọn cây. Con mẹ có tập tính canh giữ trứng thường xuyên, không bắt mồi [7].

2.2.4.2. Đối tượng tiêu diệt

Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI LÚA (O sativa L.)

Song song với việc tìm hiểu thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây lúa (Oryza sativa L.) và mô tả đặc điểm hình thái của một số loài sâu hại chính ở vùng nghiên cứu. Chúng tôi đã tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ sâu hại lúa của người dân trong vùng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn và đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại lúa.

1. Các biện pháp ngƣời dân ở vùng nghiên cứu sử dụng để phòng trừ sâu hại lúa.

Chúng tôi đã điều tra phóng vấn 30 hộ gia đình về việc sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại cho cây lúa, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 3:

Biểu đồ 3. Tỉ lệ phần trăm các hộ dân sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại lúa.

Ta thấy, tất cả các hộ dân đều sử dụng biện pháp hóa học và biện pháp kỹ thuật canh tác để phòng trừ sâu hại cho cây lúa. Biện pháp sinh học và biện pháp phòng trừ tổng hợp, chưa có hộ dân nào sử dụng. Vì vậy, cần hướng dẫn cho nông dân thực hiện phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và phòng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA Oryza Sativa L Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH (Trang 35)