Chân vịt và các điều kiện vận hành của chúng.

Một phần của tài liệu sức cản tàu nhiều thân (trong nước tĩnh) (Trang 34)

Tất cả các loại chân vịt đã biết đều có thể sử dụng cho các tàu nhiều thân. Thông thường, tàu hai thân có một chân vịt ở mỗi thân. Tàu có một hay hai thân phụ có thể có

chân vịt trên thân chính và các chân vịt hoặc ống phụt trên các thân phụ nếu cần. Tàu sông hai thân có thể được trang bị hai chân vịt được bố trí chéo nhau ở các đầu mút đối

diện và vận hành lần lượt một cái ở chế độ đẩy và cái kia ở chế độ kéo. Tàu 3 thân giống nhau thường được gắn hai chân vịt ở hai thân bên.

Sự giao thoa của các thân thường tạo nên một tính không đối xứng của trường dòng theo trong khu vực lân cận các chân vịt, như được thể hiện trên hình 39, với catamaran có độ thon thấp. Sự lệch của dòng theo thường là 5 - 100.

Hình 39: Trường tốc độ ở đĩa chân vịt của catamaran có độ thon thấp.

Hệ số tương tác thân tàu - chân vịt được xác định bởi sự bố trí các thân, bởi loại và sự bố trí chân vịt. Với một chân vịt ở mỗi thân và khi chân vịt được lắp đặt trong khu vực

dòng theo của thân tàu, hệ số tương tác lớn hơn đơn vị. Nhưng sẽ bé hơn đơn vị nếu mỗi thân bố trí hai chân vịt.

Với các tàu hai thân thấp và trung tốc và dạng thân thông thường, đường kính chân

vịt không vượt quá mớn nước. Nếu so sánh với tàu một thân trang bị hai chân vịt, thông thường các chân vịt của catamaran có diện tích mặt đĩa lớn hơn. Đây là lý do tại sao có vẻ

như hệ số đẩy của catamaran lớn hơn khi so với tàu một thân. Có thể cải thiện lực đẩy của

chân vịt catamaran/trimaran bằng cách tăng độ ngập nước của nó, tức là tăng chiều chìm ở

phía lái. Cũng có thể thiết kế phần lái không đối xứng qua đường tâm tàu, thay đổi đường

trục chân vịt bên trong tàu và điều chỉnh khoảng hở sao cho sóng tương tác thân tàu có đỉnh phía trên đĩa chân vịt.

Một phần của tài liệu sức cản tàu nhiều thân (trong nước tĩnh) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)