Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 50)

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không. Để thấy rõ được chúng ta sẽ đi phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn.

Bảng 9: Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV

1.Tài sản ngắn hạn 42.045.426.711 34.819.948.260 35.271.983.503 37.262.329.238 2. Nợ ngắn hạn 61.105.154.264 51.324.435.689 52.726.730.414 48.317.667.853 3.Chênh lệch (1-2) (19.059.727.553) (16.504.487.429) (17.454.746.911) (11.055.338.615) Tỷ lệ tăng (giảm) (13,41 %) 5,76% (36,66%) 4.Tài sản dài hạn 88.726.165.139 88.552.030.999 85.852.581.642 81.791.579.825 5.Nợ dài hạn 18.000.000 18.000.000 18.000.000 571.381.683

6.Chênh

lệch (4-5) 88.708.165.139 88.534.030.999 85.834.581.642 81.220.198.142 Tỷ lệ tăng

(giảm)

(0,20 %) (3,05 %) (5,38 %)

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp là rất lớn. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn phải dựa vào các khoản vay nợ từ bên ngoài, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

+ Quý 1, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 42.045.426.711 đồng trong khi đó nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 61.105.154.264 đồng sự chênh lệch này tương đối lớn. Còn đối với tài sản dài hạn quý 1 là 88.726.165.139 đồng và nợ ngắn hạn là 18.000.000 đồng.

+ Quý 2, sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã giảm đi nhưng vẫn còn tương đối lớn.Mặc dù chênh lệch vẫn lớn nhưng đã giảm đi so với quý 1 là 13,44%. Trong khi đó thì chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn vẫn rất lớn.

+ Quý 3, chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn vẫn ở mức cao tăng lên 17.454.746.911 đồng tương ứng tăng 5,76% so với quý 2. Sự tăng lên này là do cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều tăng lên khiến cho chênh lệch cũng tăng lên theo. Sự chênh lệch giữa tài sản dài hạn va nợ dài hạn trong quý 3 vẫn chưa có sự thay đổi so với quý 2.

+ Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong quý 4 đã giảm so với quý 3, sự chênh lệch giữa 2 khoản mục này cũng giảm khá nhiều còn 11.055.338.615 đồng tương ứng với 36.66% so với quý 3. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp vẫn ở mức cao nhưng trong quý 4 lại có sự tăng lên của khoản mục nợ ngắn hạn ( ở mức 571.381.683 đồng) và sự chênh lệch giữa tài sản dài hạn và

nợ dài hạn giảm 5.03% so với quý 3. Sự tăng lên của nợ dài hạn là do trong quý 4 doanh nghiệp đã bổ sung thêm khoản mục dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Kết luận: Qua những phân tích về tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy được :

+ Khái quát về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn + Kết cấu của tài sản

+ Kết cấu của nguồn vốn

+ Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Của công ty TNHH Toyota – Chi nhánh Thái Nguyên chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

+ Tài sản của doanh nghiệp giảm nhẹ qua các quý điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh giảm dần nhưng không nhiều do sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường và ngành công nghiệp xe hơi nhìn chung tại Việt Nam còn chưa thực sự phát triển.

+ Kết cấu tài sản của doanh nghiệp chưa thực sự hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn vẫn còn chênh lệch rất lớn.

+ Qua phân tích quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn chúng ta thấy công ty vẫn thiếu khả năng tự chủ về tài chính, các khoản nợ ngắn hạn vẫn còn rất lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn chưa cao. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự tốt.

Tuy nhiên do công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh được hơn 1 năm nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích chỉ dừng lại ở mức độ khái quát là chưa đủ, để đưa ra những kết luận đúng đắn, chính xác về tình hình tài chính của Công ty phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu khác liên quan như hiệu quả kinh doanh, công nợ, khả năng thanh toán, các chỉ tiêu hoạt động thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thì mới thấy được “bức tranh” toàn diện của Công ty từ đó đề ra những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 50)