Kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT (Trang 68)

Hình 4.1 : Kết quả mô phỏng chất lượng tuyến thông tin vệ tinh

Từ kết quả trên ta thấy tỷ lệ lỗi Bit BER là khá lớn 0.28

Như vậy với đường truyền sử dụng công nghệ DVB-S2 cho kết quả BER khá lớn, đường truyền xấu sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng khách hàng.

Giải pháp : Khi tăng EIRP của trạm phát thêm 5 dB hoặc trong điều kiện thời tiết tốt, khi suy hao từ trạm mặt đất tới vệ tinh mong muốn chỉ khoảng 190 dB thì tỷ số năng lượng bít trên cường độ tạp âm tính được ~ 0.8

Kết quả mô phỏng với Matlab

Dễ thấy tỷ lệ lỗi bit đã giảm đi 280 lần

Điều đó cho thấy sự cải thiện đáng kể chất lượng tuyến thông tin vệ tinh

4.5 Phân tích ảnh hƣởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới đƣờng truyền thông tin vệ tinh

a.Phân tích ảnh hưởng của tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu C/I tới tỷ lệ lỗi bit (BER)

Như các phần trước đã trình bày, chất lượng của một tuyến thông tin vệ tinh khi kể tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận được phản ánh qua tham số C/I - tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu. Các vệ tinh lân cận gây nhiễu sẽ ảnh hưởng tới tỷ số C/I – thể hiện mức độ can nhiễu kênh lân cận- .Tỷ số này càng cao thì chất lượng một tuyến vệ tinh càng tốt. Tỷ số C/I càng nhỏ dẫn tới chất lượng đường truyền kém, làm phát sinh bit lỗi (thể hiện qua BER) hoặc mất gói tin. Dưới đây ta sẽ khảo sát sự phụ thuộc của tỷ số năng lượng bit trên cường độ tạp âm với tuyến đang xét có R=2,048 mbps

Vệ tinh gây nhiễu (130+/- 0.5)

Trạm phát gây nhiễu

Vệ tinh Vinasat1 (132+/- 0.5)

Trạm thu mong muốn Trạm phát mong muốn

EIRPdBW = 40 G2m = 21 dBW 6500 MHz 3500 MHz G2 = 21 dBW d1 = 37036 km L1 = 190.08 dB d2 = 37036 km L2 = 200.7 dB EIRPdBW = 24.6 G1 = 40 dBW G4 = 49 dBW G4 (θw)= 27.46 dBW d4 = 36957 km L4 = 190.26 dB EIRPdBW = -12.6 dBW G3 = 27 dBW 6422.5 MHz G1 (θi)= 26.46 dBW EIRPdBW = 16 d5 = 36957 km L5 = 210 dB θw= 1.5 θi= 1.5 105E 21 N G/T = 5dB/K Độ rộng dải tần 36x106 Ta có :Es / N0 = C/N0 – 10 log R. Mà C/N0 = C/Ttotal - 10 log K = C/Ttotal + 228.6

(C/Ttotal )-1 = (C/Tup)-1 + (C/Tdown )-1 + (C/TCO )-1

Vậy ta có sự phụ thuộc của tỷ số năng lượng bit trên cường độ tạp âm vào C/I được biểu diễn theo đồ thị sau

Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tỷ số năng lượng bit trên cường độ tạp âm vào C/I

Khảo sát sự ảnh hưởng của C/I tới tỷ lệ bit lỗi (BER- Bit error rate) của đường truyền vệ tinh đang khảo sát :

C/I E/N0 BER 1 -4.796 0.2361 1.5 -4.494 0.2194 2 -4.206 0.2012 2.5 -3.933 0.1802 3 -3.674 0.1531 3.5 -3.429 0.1052 4 -3.198 0.04252 4.5 -2.982 0.01091 5 -2.78 0.001117 5.5 -2.591 4.321 *10^(-5) 6 -2.416 0 7 -2.103 0

Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu (C/I) gây ra bởi các vệ tinh lân cận với BER :

Hình 4.4: Sự phụ thuộc của BER vào tỷ số C/I với băng thông R=2,048mbps

Từ đồ thị ta thấy với một đường truyền thông tin vệ tinh có R=2.048 mbps, tỷ lệ C/I gây ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng đường truyền. Khi C/I < 5.5 chất lượng đường truyền là kém ( nhiều dịch vụ yêu cầu BER < 10-6

). Trên thực tế, có rất nhiều dịch vụ yêu cầu băng thông > 2,048 mbps, như vậy yêu cầu với C/I sẽ càng cao hơn.

Đồ thị dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa C/I và E/N0 với đường truyền 3,072 mbps

Hình 4.5: Sự phụ thuộc của E/No vào tỷ số C/I với băng thông R=3,072mbps

Phần trên ta đã xét ảnh hưởng của tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu C/I gây ra bởi vệ tinh lân cận tới chất lượng đường truyền. Tiếp theo sẽ làm rõ hơn mối quan hệ giữa vệ tinh gây nhiễu tới tỷ số C/I, qua đó phản ánh được đầy đủ ảnh hưởng của vệ tinh lân cận tới hệ thống vệ tinh đang xét. Ở đây ta sẽ khảo sát theo công suất bức xạ đẳng hướng của vệ tinh gây nhiễu tới trạm đang xét. Như mục 4.2 đã trình bảy, ta tính được C/I như sau

Cuplink= (EIRP matdat + G tram_matdat_mongmuon - L1 + Gvetinh_mongmuon )

Iuplink= (EIRPmatdat_gaynhieu + G tram_matdat_gaynhieu() - L2 + Gvetinh_mongmuon) Tương tự ta có :

Cdownlink = (EIRP vetinh_mongmuon + G tramthu_matdat_mongmuon - L3 + Gvetinh_mongmuon ) Idownlink = (EIRPvetinh_gaynhieu + G tram_matdat () - L4 + Gvetinh_gaynhieu )

 C/Itotal = -10* lg(10-C/Iup/10 + 10-C/Idown/10 ) [dB] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, với các tham số đã cho, ta có sự phụ thuộc của tỷ số C/I vào công suất bức xạ đẳng hướng EIRP của trạm gây nhiễu.

Hình 4. 6 : Sự phụ thuộc của C/I vào EIRP trạm gây nhiễu

Như vậy khi EIRP của trạm gây nhiễu rất nhỏ (<-15 dBW) thì C/I khá lỡn (~42 dB), như vậy chất lượng đường truyền khá tốt. Không xuất hiện bit lỗi khi khảo sát với matlab (xem đồ thị 4.6). Tuy nhiên khi EIRP trạm gây nhiễu lớn (>10 dBW) thì tỷ số C/I giảm nhanh dẫn tới giảm chất lượng đường truyền. Như

đồ thị hình 4.6.3 ta thấy khi C/I <30 sẽ xuất hiện bit lỗi, tương đương với EIRP trạm gây nhiễu ~ 5.5 dBW sẽ gây ra bit lỗi cho đường có băng thông 3,072 mbps. Giá trị EIRP ngưỡng gây lỗi bit sẽ nhỏ hơn nữa với các đường truyền yêu cầu băng thông lớn hơn. Để khắc phục vấn đề này, có thể tăng công suất phát của trạm hoặc tăng độ lợi anten bằng cách tăng đường kính anten.

4.6 Xây dựng phần mềm tính chất lƣợng đƣờng truyền thông tin vệ tinh khi có kể tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận

4.6.1Mục tiêu và giải pháp

Xây dựng công cụ tính toán chất lượng đường truyền qua các tham số C/I, C/N... Điều này giúp việc khảo sát chất lượng đường truyền khi thay đổi các tham số trở nên dễ dàng hơn.

Phần mềm sử dụng Matlab làm ngôn ngữ lập trình để xây dựng công cụ tính. Lựa chọn Matlab vì chương trình có nhiều ưu điểm mãnh mẽ như : hỗ trợ mạnh về toán học và tính toán, được tích hợp sẵn nhiều toolbox nên dễ dàng kết hợp giữa phần mềm tính chất lượng đường truyền thông tin vệ tinh với các công cụ mô phỏng của Matlab, có thể thiết kế được giao diện người dùng...

Nhược điểm : do kích thước file thực thi .exe (do Matlab biên dịch) khá lớn nên phần mềm còn hạn chế khi chạy trên những PC không cài Matlab.

Tuy vậy, một cách tổng quát, Matlab đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của phần mềm tính toán và có khả năng tích hợp mạnh mẽ với những thư viện công cụ mô phỏng khác.

4.6.2.Giao diện và chức năng của chương trình

Hình 4.7: Giao diện nhập số liệu của phần mềm

Giao diện kết quả

Hình 4.8: Giao diện kết quả của phần mềm

Tóm Tắt chƣơng :

Chương 4 là chương quan trọng nhất của luận văn, đã trình bày tính toán chi tiết đường truyền thông tin vệ tinh VINASAT khi có tính tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận. Kết quả tính toán, mô phỏng phản ánh được chất lượng tuyến thông tin vệ tinh cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng (thông qua tham số BER). Ngoài ra, chương 4 cũng xây dựng công cụ phục vụ tính toán này, giúp cho việc khảo sát tuyến thông tin vệ tinh nhanh và đơn giản hơn.

Kết luận

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện ngày càng đa dạng và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.Thông tin vệ tinh với những ưu điểm của mình đã và đang trở thành phương tiện hữu hiệu cung cấp kết nối cho các dịch vụ này ( như phát thanh, truyền hình, Internet, thoại ...). Tuy vậy, do đòi hỏi cao về chất lượng cũng như tốc độ đường truyền đã khiến số lượng vệ tinh trên quỹ đạo tăng nhanh chóng, dẫn tới ảnh hưởng nhiễu giữa các vệ tinh lân cận. Do đó luận văn đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận và thu được kết quả như sau :

 Trình bày về hệ thống thông tin vệ tinh : lịch sử ra đời, các đặc điểm của thông tin vệ tinh, các dạng quỹ đạo ....

 Chỉ ra các nguồn gây nhiễu, phân tích, tính toán và mô phỏng ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới chất lượng đường truyền thông tin vệ tinh.

 Ngoài ra công cụ tính toán nhiễu vệ tinh lân cận được xây dựng với mong muốn giúp tiết kiệm thời gian cho những khảo sát sau này.

Phần mô phỏng, công cụ tính toán đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tế là đánh giá tác động của nhiễu do vệ tinh lân cận tới chất lượng tuyến thông tin vệ tinh. Tuy nhiên do thời gian co hạn nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Những thiếu sót này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tiếp theo.

Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới thầy,

PGS.TS Nguyễn Viết Kính.Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ths Nguyễn Huy Cương, “Đặc điểm của hệ thống vệ tinh trong các băng tần”, Cục Tần số vô tuyến điện tử.

2. Công ty viễn thông liên tỉnh VTI (2012) , PHỤ LỤC I- Tài liệu Các chỉ tiêu kỹ thuật vệ tinh VINASAT-1 & 2 và các dịch vụ cung cấp.

3. ThS Hoàng Văn Diễn (2007), “Tổng quan bài toán tính năng lượng đường truyền qua vệ tinh địa tĩnh”.

4. Ths Lê Anh Dũng (2009), “Các nguyên nhân và giải pháp hạn chế nhiễu trong thông tin vệ tinh”, Tạp chí Điện tử Ngày Nay (Hội Vô Tuyến Điện Tử Việt Nam).

5. Lê Đình Dũng (2005), Lý thuyết thông tin vệ tinh địa tĩnh và ứng dụng tính toán đường truyền cho kênh thuê riêng qua vệ tinh, Luận văn tốt nghiệp đại học trường Đại Học Công Nghệ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. TS Nguyễn Phạm Anh Dũng (2007), Thông tin vệ tinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Hà Nội.

7. Trung Đức (2012), “Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB- S2” , http://diendanvetinh.com.vn/t2217-topic.

8. PGS.TS Thái Hồng Nhị (2008), Hệ thống thông tin vệ tinh, Nhà xuất bản Bưu Điện

9. Nguyễn Trung Tấn (2009), Bài giảng thông tin vệ tinh, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Hà Nội

Tiếng Anh

10. ITU-T (1999), S.1418 Method for calculating single entry C/I ratio for links in inter-satellite service using geostationary orbit.

Phụ lục 1: Code của chƣơng trình tính toán

clc;close all;clear all; clear inputdlg;

figure('Name','Chuong trinh tinh toan nhieu giua cac ve tinh - ver0.1','NumberTitle','off')

title('string');

I=imread('vetinh.jpg'); % Load the image file and store it as the variable I. %whos; % Type "whos" in order to find out the size and class of all stored variables.

%save I; % Save the variable I. imshow(I);

% ===========khai bao bien========

prompt1={'EIRP mat dat toi ve tinh mong muon[dBW]', 'G anten tram mat dat mong muon[dBW]', 'Tong suy hao cua tram phat ->ve tinh mong muon[dB]', 'G anten ve tinh mong muon[dBW]',...

'EIRP tram mat dat gay nhieu[dBW]', 'G anten tram mat dat gay nhieu theo huong vt mong muon[dBW]','tong suy hao tram mat dat gay nhieu toi vt mong muon[dB]','G ve tinh mong muon[dB]',...

'Do rong bang tan su dung[Hz]','Bang thong duong truyen R [mbps]','G/T ve tinh mong muon[dB/K]','G/T tram thu mat dat [dB/K]'};

defans={'25.6', '53', '200.08','21', '16',

'27.461','199.977','21','36*10^6','2.048*10^6','-0.3','5'};

fields = {'num1','num2',

info1 = inputdlg(prompt1, 'nhap so lieu dau vao --writed by Linh',1, defans,options); info1 = cell2struct(info1,fields); EIRPstation_w=str2num(info1.num1); Gstation_w=str2num(info1.num2) ; Lsw=str2num(info1.num3) ; Gsat_w=str2num(info1.num4) ; EIRPstation_i=str2num(info1.num5) ; Gstation_i=str2num(info1.num6) ; Lsi=str2num(info1.num7) ; Gsat_w=str2num(info1.num8) ; BW=str2num(info1.num9) ; R=str2num(info1.num10) ; G_Tsat=str2num(info1.num11) ; G_T_station=str2num(info1.num12) ; S=42164.57; c=3*10^8; K=1.374*10^-23; Te=184;

%tinh C/I up================================================ C_I_up= (EIRPstation_w+Gstation_w-Lsw+Gsat_w)- (EIRPstation_i+Gstation_i-Lsi+Gsat_w); % Tao khung nhap so lieu tinh toan C_I_down======================== prompt2={'EIRP ve tinh mong muon[dBW]', 'G anten tram thu mat dat mong muon[dBW]', 'Tong suy hao cua tram thu ->ve tinh mong muon[dB]', 'G anten ve tinh mong muon[dBW]',...

'EIRP ve tinh gay nhieu[dBW]', 'G anten tram thu mat dat theo huong vt gay nhieu[dBW]','tong suy hao tram thu mat dat mong muon toi vt gay nhieu[dB]','G ve tinh gay nhieu[dB]'};

defans={'44.2', '49', '194.7','21', '-12.6', '27.461','196.26','20'};

fields = {'num1','num2', 'num3','num4','num5','num6','num7','num8'}; options.Resize='on';

options.WindowStyle='modal';

info2 = inputdlg(prompt2, 'nhap so lieu dau vao --writed by Linh',1, defans,options); info2 = cell2struct(info2,fields); EIRPsat_w=str2num(info2.num1); Gstation_w=str2num(info2.num2); Lthu_w=str2num(info2.num3); EIRPsat_i=str2num(info2.num5); Gthu_vtnhieu=str2num(info2.num6); Lstation_w_sat_i=str2num(info2.num7); Gsat_i=str2num(info2.num8);

%tinh C/I down============================================ C_I_down=(EIRPsat_w+Gstation_w-Lthu_w+Gsat_w)-

(EIRPsat_i+Gthu_vtnhieu-Lstation_w_sat_i+Gsat_i);

C_I_total=-10*log10(10^(-C_I_up/10)+10^(-C_I_down/10));

%Tinh C_T_total=========================================== C_T_up=EIRPstation_w-Lsw+G_Tsat; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C_T_downWK=10^(C_T_down/10); C_T_CO=C_I_total+10*log10(BW)-228.6; C_T_CO_WK=10^(C_T_CO/10); C_T_total_W_K=1/(1/C_T_upWK+1/C_T_downWK+1/C_T_CO_WK); C_T_total_dB_K=10*log10(C_T_total_W_K); %Tinh C_No============================================== C_N0=C_T_total_dB_K+228.6

%Tinh ty so nang luong bit tren cuong do tap am toan tuyen E_N0=C_N0-10*log10(R) %Ket qua================================================= C_I_total_string=num2str(C_I_total); C_T_total_dB_K_string=num2str(C_T_total_dB_K); C_N0_string=num2str(C_N0); E_N0_string=num2str(E_N0);

prompt3={'C/I[dB]', 'C/T [dB/K]', 'C/No[dBHz]', 'ty so nang luong bit tren cuong do tap am [dB]'};

defans3={C_I_total_string,C_T_total_dB_K_string,C_N0_string,E_N0_string}; %fields = {'num1','num2', 'num3','num4','num5','num6','num7','num8'};

options.Resize='on';

options.WindowStyle='modal';

info3 = inputdlg(prompt3, 'Ket qua tinh toan',1, defans3,options); %info3 = cell2struct(info2,fields);

Một phần của tài liệu Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT (Trang 68)