So sánh vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2

Một phần của tài liệu Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT (Trang 32)

Ngày 16/5/2012 vệ tinh Vinasat-2 được phóng lên quỹ đạo trong bối cảnh dung lượng của quả vệ tinh Vinasat-1 đã được sử dụng gần hết. Dưới đây sẽ trình bày một số thông tin so sánh giữa hai vệ tinh này của Việt Nam

Vùng phủ sóng

Vệ tinh Vinasat-1 được phóng lên quỹ đạo tại vị trí 1320 Đông, là vệ tinh thương mại có dung lượng ở mức trung bình, cao 4m, nặng 2,6 tấn, có tuổi thọ thiết kế khoảng 15 năm. Vinasat-1 có khả năng phủ sóng tới các vùng rộng lớn gồm khu vực Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii.

Còn vệ tinh Vinasat-2 có tọa độ 131.80

Đông, bao gồm 24 bộ phát đáp băng tần Ku, với vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar. Trong khi Vinasat-1 có vùng phủ sóng băng Ku tại Việt Nam, Lào Campuchia, Thái Lan thì Vinasat-2 mở rộng vùng phủ hơn với việc phủ sóng thêm Malaysia và Myanmar. Như vậy việc bổ sung thêm vùng phủ tới Malaysia và Myanmar, hệ thống vệ tinh Vinasat 1&2 của Việt Nam đã phủ sóng tới hơn 10 nước trong khu vực.

Dung lƣợng và băng tần hoạt động

Vệ tinh Vinasat-2 có công suất lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn và có dung lượng băng tần nhiều hơn. Nếu như Vinasat-1 được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động, trong đó có 8 bộ băng tần C mở rộng, 12 bộ phát đáp hoạt động ở băng Ku, với băng thông 36 MHz / 1 bộ. Vinasat-2 lại có tới 30 bộ phát đáp băng tần Ku, gồm 24 bộ khai thác thương mại và sáu bộ dự phòng. Như vậy, nếu chỉ tính các bộ phát đáp hoạt động, thì Vinasat-2 hơn Vinasat-1 bốn bộ phát đáp, tương đương 20% dung lượng của Vinasat-1.

Trong khi Vinasat-1 chỉ có 12 bộ phát đáp băng tần Ku thì toàn bộ 24 bộ phát đáp của Vinasat-2 đều ở băng tần Ku. Thực tế, khách hàng có nhu cầu sử dụng băng tần Ku nhiều hơn, chính vì vậy khả năng đáp ứng, phục vụ thương mại của Vinasat-2 sẽ cao hơn so với vệ tinh Vinasat-1.

Ứng dụng

Nếu như Vinasat-1 góp phần giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo..., đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho thông tin liên lạc, phát triển kinh tế biển nói chung, phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai..., thì Vinasat-2 sẽ tiếp tục củng cố an toàn cho mạng viễn thông quốc gia; tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực.

Việc Vinasat-2 được phóng lên quỹ đạo với dung lượng lớn hơn Vinasat- 1 khoảng 20% sẽ cùng với vệ tinh Vinasat-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro lẫn nhau giữa hai vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ cho các khách hàng.

Bên cạnh đó, vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông của Vinasat-2 rất gần với vị trí 132 độ Đông của Vinasat-1, là một thuận lợi lớn trong cung cấp dịch vụ. Bởi lẽ các antenna thu phát hướng vệ tinh Vinasat-1 có thể hoạt động với Vinasat-2 mà không cần phải chỉnh hướng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vinasat-2.

Tóm lại, việc tiếp tục phóng Vinasat-2 là nhằm tiếp tục tăng cường, củng cố độ an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực vệ tinh viễn thông của Việt Nam; tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; và góp phần giữ được vị trí quỹ đạo của Việt Nam tại 131,8 độ Đông, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên quỹ đạo vệ tinh đã được Liên đoàn viễn thông quốc tế - ITU phân bổ cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tính đường truyền cho hệ thống thông tin VINASAT (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)