Những giải pháp đối với các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu Báo chí với việc hình thành và định hướng dư luận xã hội cho nhân dân thủ đô Khảo sát qua các báo Hà Nội mới, Lao động, Thanh niên từ năm 2002 đến năm 2004 (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những giải pháp đối với các cơ quan báo chí

Trƣớc hết, ba tờ báo cần thực hiện tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền. Cần thông tin đầy đủ, kịp thời các chủ trƣơng, chính sách, quyết định... của Đảng, Nhà nƣớc và thành phố đến đông đảo nhân dân.

Nhân dân vừa là đối tƣợng thực hiện vừa là ngƣời phản ánh các nghị quyết, chính sách, luật pháp của Trung ƣơng và thành phố trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Vì vậy, việc đăng tải kịp thời, thƣờng xuyên các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và thành phố là cần thiết. Bên cạnh đó, cần đổi mới việc thông tin về lĩnh vực này sao cho tránh khô khan, giáo điều mà cần dễ nhớ, dễ đi vào lòng ngƣời.

Trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí cần phải có tính thuyết phục. Đây là một yêu cầu thực tế bởi báo chí, nhà báo là một đội quân quan trọng trong mặt trận tƣ tƣởng hiện nay. Nếu báo chí không có

khả năng thực sự để thuyết phục đƣợc bạn đọc thì không bao giờ thực hiện đƣợc nhiệm vụ này. Khi báo chí thiếu tính thuyết phục, bạn đọc sẽ thiếu định hƣớng, có thể hiểu sai về vấn đề mà báo chí phản ánh. Theo ý kiến của nhà báo Trần Quang Lợi, Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân đƣợc đăng tải trên trang 6 Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 12/8/2005 trƣớc thềm Đại hội Hội nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2005 - 2009), thì "phanh phui một vụ tiêu cực để thu hút đƣợc dƣ luận xã hội không khó bằng viết cho thật hay một cái tốt hiện nay. Tôi nghĩ làm đƣợc điều đó, báo chí có lẽ phải có một sự cân bằng trở lại để tránh giáo điều này đến giáo điều khác... Những năm vừa qua, sở dĩ hiện thực xã hội ngày càng tốt lên là do báo chí đã phát huy tốt trách nhiệm xã hội của mình. Tất cả những vụ án lớn không có báo chí tham gia thì sẽ không đƣợc phanh phui, không đƣợc giải quyết triệt để và không bao giờ thành công. Điều này cho thấy tính chiến đấu của báo chí đã đƣợc đặt lên hàng đầu. Báo chí phải xác định đƣợc rằng đấu tranh chống tiêu cực không phải là bôi đen chế độ. Chỉ khi đó chúng ta mới dám nhìn thẳng vào sự thật để nói. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí trong vài năm trở lại đây đã có những tờ báo, những nhà báo bị mua bằng tiền, ngòi bút bị bẻ cong và đạo đức nghề nghiệp không giữ đƣợc. Tôi cho rằng số đó không nhiều, nhƣng việc luôn luôn cảnh giác là điều cần thiết. Chính vì vậy, ngay từ khi mới tuyển ngƣời vào đội ngũ báo chí, ngoài năng lực, chúng tôi rất chú trọng tới phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp chính là nền tảng của báo chí". Ý kiến của nhà báo Hồ Quang Lợi cũng chính là một vấn đề cần đƣợc các cơ quan báo chí quan tâm hơn nữa khi hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, bản thân những ngƣời làm công tác báo chí phải thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội cho nhân dân trƣớc hết bằng khả năng và đạo đức nghề

nghiệp của mình. Nhà báo Hồ Quang Lợi cũng cho biết thêm: "Tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng báo chí đừng đơn phƣơng. Điều này cũng có nghĩa là tính thuyết phục của báo chí không thể thiếu, từ khâu tiền kỳ cho đến khâu hậu kỳ của quá trình hình thành một tác phẩm báo chí. Tính thuyết phục ở đây không phải là bán đƣợc bao nhiêu tờ báo, nhuận bút của bài viết đƣợc bao nhiêu, mà cái gốc của thuyết phục là phải nói lên đƣợc sự thật. Suy cho cùng thì sứ mệnh của nhà báo không có gì lớn hơn là đi tìm sự thật, bảo vệ sự thật để niềm tin vào chính nghĩa, vào công lý, vào những điều tốt đẹp đối với bạn đọc, xã hội luôn luôn là ánh sáng ở trong cuộc đời này".

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội, một trong những hƣớng đi cần thiết của các cơ quan báo chí cũng nhƣ mỗi nhà báo là làm tốt hai nhiệm vụ biểu dƣơng và phê phán. Làm đƣợc nhƣ vậy, bạn đọc có thể nhận biết các sự việc, ý kiến theo nhiều chiều, ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó học tập cái tốt đƣợc biểu dƣơng, lên án và tránh làm theo những điều xấu bị phê phán. Quan điểm, thái độ của bạn đọc, dƣ luận của đông đảo nhân dân rất nhạy cảm trƣớc những vấn đề nóng hổi của cuộc sống, những điều tốt xấu đƣợc nêu ra trƣớc công luận. Theo Phó giáo sƣ, Tiến sỹ Vũ Hiền, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, phó chủ tịch kiêm tổng kiêm Tổng thƣ ký Hội nhà báo Việt Nam: "Cái đƣợc lớn nhất trong việc phê phán là báo chí quán xuyến đƣợc, tìm ra, gọi đƣợc đúng tên, chỉ đƣợc đúng địa điểm và góp phần giải quyết đƣợc những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực tồn tại dƣới muôn hình vạn trạng và góp phần cho nó tốt lên... để hỗ trợ cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội. Tuy nhiên, nhiều khi báo chí ta sử dụng chức năng phê phán của mình chƣa thật cẩn trọng. Có thể thực tế xã hội có những cái sai thật, dở thật, nhƣng nếu phê phán hoặc viết không

khéo lại vạch áo cho ngƣời xem lƣng. Nhiều báo, khi mở trang báo ra thấy toàn nói về tiêu cực. Trong khi đó rất cần phải phê phán nhƣ chống những quan điểm sai trái, thù địch thì làm chƣa thật tốt. Lý lẽ phản bác nhiều khi chƣa sắc bén, chƣa có sức thuyết phục, chƣa có chiều sâu, cũng nhƣ chƣa có tầm cao. Trong thời gian tới, biểu dƣơng và phê phán vẫn là hai nhiệm vụ then chốt của báo chí hiện đại". Ý kiến của nhà báo Vũ Hiền trƣớc thềm Đại hội Hội nhà báo Việt Nam khóa VIII là một định hƣớng cần thiết để các cơ quan báo chí nói chung, ba tờ báo Hà Nội mới, Lao động, Thanh niên nói riêng thực hiện nhằm làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình. Ý thức trách nhiệm cao này sẽ giúp các nhà báo biết chọn nói cái gì, không nói hay chƣa nói cái gì; chỉ viết, chỉ đăng những gì có lợi cho dân, cho nƣớc, không làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của đất nƣớc và an ninh, đạo đức xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ trên, các cơ quan báo chí và cá nhân nhà báo phải trung thực, trong sạch. Đây là đòi hỏi về đạo đức nghề báo, nhà báo và vì đòi hỏi tất yếu này, các nhà báo không chỉ cần nâng cao ý thức tự tu dƣỡng, mà còn phải đấu tranh với các hiện tƣợng tham nhũng, tiêu cực ngay trong báo giới.

Qua báo chí, nhân dân nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng, chính sách, luật pháp của nhà nƣớc và thành phố, các thông tin khác mà họ quan tâm. Các cơ quan báo chí cần tăng cƣờng công tác phát hành, hạ giá thành để báo chí đến với đông đảo bạn đọc, nhất là những vùng nông thôn, ngoại thành, nơi còn thiếu thốn về những điều kiện vật chất và tinh thần.

Các tờ báo cần tích cực tìm hiểu, phản ánh, đăng tải ý kiến của nhân dân, thông qua các hình thức:

- Đăng tải ý kiến cử tri - Đăng tải thƣ bạn đọc

- Tổ chức các diễn đàn

- Thu thập và tìm hiểu ý kiến của đông đảo nhân dân, phản ánh ý kiến nhiều chiều khi tiếp cận và phản ánh những vấn đề nóng hổi của cuộc sống, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.

- Tổ chức các đƣờng dây nóng để bạn đọc chuyển tải kịp thời những thông tin cần thiết tới các cơ quan báo chí.

- V.v...

Từng thời gian, thông qua các kênh lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là qua nắm dƣ luận xã hội của các cơ quan tƣ tƣởng và qua ý kiến của nhân dân trên báo chí tập hợp ý kiến đồng thuận hay phản đối về những vấn đề mà nhân dân quan tâm (các chính sách lớn, các chế độ đang thực hiện...).

Một trong những hình thức có hiệu quả để báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội là phân tích các thƣ từ của công chúng gửi đến tòa soạn, các ban biên tập. Những lá thƣ đó phản ánh lòng tin sâu sắc của quần chúng đối với các cơ quan tuyên truyền, nói lên thái độ tích cực của họ đối với các vấn đề cấp bách trong mối quan tâm chung của xã hội và đề xuất những phƣơng án cho các hoạt động quản lý. Bên cạnh đó cần có những phản hồi kịp thời trƣớc những ý kiến, kiến nghị của bạn đọc, của nhân dân về những vấn đề gây bức xúc trong dƣ luận.

Trong hoạt động của mình, các cơ quan báo chí cần quan tâm, chú trọng vào một số công việc sau:

- Phân tích cơ cấu xã hội của công chúng trên các dấu hiệu cơ bản: vị thế xã hội, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp...

- Nghiên cứu nhu cầu và sở thích của công chúng đối với các nội dung, các tài liệu đƣợc truyền tải trên các kênh.

- Nghiên cứu những phản ứng của công chúng đối với hoạt động của cơ quan báo chí, đặc biệt coi trọng các thƣ từ gửi đến tòa soạn và ban biên tập.

- Nghiên cứu bản thân nguồn tin, bộ mặt xã hội của phóng viên, biên tập viên.

Nói chung, hoạt động báo chí, đặc biệt là việc hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội của các cơ quan báo chí chỉ có thể đạt hiệu quả khi xuất phát từ nền tảng cơ bản là sự coi trọng vai trò quần chúng nhân dân, vai trò của bạn đọc. Quần chúng nhân dân phải đƣợc tham gia vào các hoạt động tổ chức và quản lý xã hội, đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về đời sống xã hội thì dƣ luận xã hội mới thực sự có hiệu quả.

Ba tờ báo nên tổ chức thƣờng xuyên những đợt khảo sát, thăm dò ý kiến của nhiều đối tƣợng bạn đọc để hiểu rõ hơn về nhu cầu thông tin, nhận xét của bạn đọc về hiệu quả thông tin của tờ báo, biết rõ bạn đọc cần những thông tin về lĩnh vực, vấn đề nào để đáp ứng kịp thời, có nhƣ vậy mới thực hiện tốt vai trò hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội cho nhân dân.

3.2. Những giải pháp đối với các cơ quan quản lý:

Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý cần coi trọng dƣ luận xã hội, tôn trọng ý kiến của nhân dân đƣợc phản ánh trên báo chí. Từ những vấn đề mà dƣ luận xã hội quan tâm, cần có sự quan tâm đúng mức, tập trung giải quyết những vấn đề mà dƣ luận đòi hỏi, yêu cầu phải có sự trả lời.

Dƣ luận xã hội là một hiện tƣợng tinh thần xã hội, nhƣng lại gắn chặt với hành động xã hội. Do đó có thể nói dƣ luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Hơn nữa, dƣ luận xã hội là một hiện tƣợng tinh thần xã hội có kết cấu phức tạp. Do vậy, những cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà nƣớc, nhất là cán bộ làm công tác nghiên cứu và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội cần có những hiểu biết có tính mấu chốt. Đó là:

Trong khi xem xét và xử lý dƣ luận xã hội thƣờng xuất hiện tính mâu thuẫn và tính hai mặt. Nếu hiểu sâu, nắm vững nó thì sẽ có nhận thức đúng: Dƣ luận xã hội là những thông tin về thực trạng tinh thần, tƣ tƣởng của các tầng lớp nhân dân. Nếu hiểu không đầy đủ sẽ dẫn đến trạng thái cực đoan là: Hoặc coi thƣờng dƣ luận xã hội, bỏ qua những thông tin này trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xã hội; hoặc khi dƣ luận xã hội “cộm” lên lại có thái độ tránh né, thậm chí “đối phó”, muốn dẹp dƣ luận xã hội, cả hai thái cực đều nên tránh. Có nhƣ vậy, báo chí mới thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nƣớc, là diễn đàn của đông đảo nhân dân, và khẳng định vai trò hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội cho nhân dân.

Sự hình thành dƣ luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nó còn phụ thuộc vào tính chất của các sự kiện, hiện tƣợng, vào hệ tƣ tƣởng, hoàn cảnh sinh hoạt chính trị, vào những nhân tố nhƣ trình độ nhận thức và tâm lý xã hội.

Dƣ luận xã hội khi đã hình thành là biểu thị thái độ của đại đa số trong cộng đồng, do đó có sức mạnh to lớn. Nó có tác dụng điều hòa các mối quan hệ xã hội. Dƣ luận đúng thƣờng ủng hộ những việc tốt và lên tiếng phản đối các hành vi cực đoan làm ảnh hƣởng đến lợi ích chung. Từ đó cho thấy bộ máy Đảng và Nhà nƣớc ta hoàn toàn có thể tác động đến

quá trình hình thành dƣ luận xã hội. Công tác tƣ tƣởng cần phải coi nhiệm vụ hƣớng dẫn, định hƣớng dƣ luận xã hội là một trong các nhiệm vụ cơ bản của mình. Những kết quả đã đạt đƣợc trên lĩnh vực này vừa qua đã chỉ ra rằng nghiên cứu dƣ luận xã hội đã giúp cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; có tác dụng tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và quần chúng; góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và công tác quản lý xã hội trên cơ sở khoa học; hỗ trợ cho việc tăng cƣờng cuộc đấu tranh chống hệ tƣ tƣởng phản động và âm mƣu, thủ đoạn, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Chỉ có gắn công tác nghiên cứu dƣ luận xã hội với công tác tuyên truyền mới làm cho công tác tƣ tƣởng đạt kết quả sâu và bền vững. Xét đến cùng, sản phẩm của truyền thông là dƣ luận xã hội, vì vậy tăng cƣờng chỉ đạo báo, đài, các hình thức thông tin đại chúng khác phải đƣợc coi trọng. Công tác nghiên cứu dƣ luận xã hội là một bộ phận trong hệ thống công tác tƣ tƣởng. Nguyên tắc chỉ đạo công tác này là phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn, tính chân thực. Nghiên cứu dƣ luận xã hội cần làm rõ mối quan hệ giữa nắm, xử lý và sử dụng dƣ luận xã hội, có nhƣ vậy mới giúp cho Đảng và chính quyền làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của mình.

Đất nƣớc đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa cùng với các biến đổi kinh tế – xã hội to lớn không chỉ tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng mà còn tác động đến lợi ích trực tiếp của các tầng lớp xã hội. Cuộc sống đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần đƣợc giải quyết. Công tác nghiên cứu dƣ luận xã hội, hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội cho nhân dân thủ đô càng phải nhạy bén, kịp thời nắm bắt đƣợc tâm trạng, tƣ tƣởng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là

đối với các vấn đề lớn và tại các “điểm nóng”. Việc phản ánh dƣ luận xã hội phải kịp thời, khách quan, nhƣng trong quá trình ấy cần có sự phân tích và nêu ra các kiến nghị giúp các cấp lãnh đạo có những quyết định đúng đắn. Khâu định hƣớng dƣ luận xã hội cũng phải đƣợc tăng cƣờng hơn, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch đang ra sức dùng mọi thủ đoạn nhằm thao túng dƣ luận xã hội, phục vụ âm mƣu “diễn biến hòa bình”. Báo chí Trung ƣơng và Hà Nội cũng cần chủ động sử dụng dƣ luận xã hội trong việc giáo dục truyền thống, nếp sống văn hóa, bảo vệ thuần phong mỹ tục, đấu tranh chống tệ tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã

Một phần của tài liệu Báo chí với việc hình thành và định hướng dư luận xã hội cho nhân dân thủ đô Khảo sát qua các báo Hà Nội mới, Lao động, Thanh niên từ năm 2002 đến năm 2004 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)