7. Kết cấu của luận văn
2.1. Hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng
trọng trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội cho nhân dân
Hệ thống truyền thông đại chúng là phƣơng tiện của một thiết chế xã hội nhằm đảm bảo phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng. Công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Hệ thống này đã trở thành diễn đàn của nhân dân, thể hiện các ý kiến khác nhau, chứa đựng trong nó những tâm tƣ, nguyện vọng và thái độ phán xét của các nhóm xã hội, các cá nhân; tập hợp các tƣ tƣởng, ý kiến, kinh nghiệm của quần chúng, hình thành các chuẩn mực đạo đức và định hƣớng giá trị phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Chính Các Mác đã chỉ ra rằng: Sản phẩm của truyền thông là dƣ luận xã hội. Đặc điểm của hệ thống truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này đƣợc truyền đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn. Nó vừa phải hƣớng tới các đối tƣợng công chúng nói chung và các nhóm công chúng cụ thể.
Đƣờng lối đổi mới của đất nƣớc, trong đó nổi bật lên vấn đề dân chủ hóa, đã tạo nên những chuyển biến mới trong hoạt động báo chí, đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở vấn đề đổi mới thông tin, tin tức mới mẻ, có sức thuyết phục, có tính định hƣớng và nội dung phong phú. Báo chí không chỉ truyền đạt các thông tin của cơ quan lãnh đạo, phổ biến, giải thích đƣờng lối, chính sách, mà báo chí ngày càng làm tốt chức năng là diễn
đàn của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội. Các tờ báo đều quan tâm đến thông tin hai chiều và nhiều chiều, nhằm trao đổi những ý kiến khác nhau về các vấn đề đƣợc xã hội quan tâm. Do đó, không khí dân chủ trong hoạt động báo chí đƣợc thể hiện rõ.
Sự phổ biến các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cho thấy hệ thống này đã trở thành phƣơng tiện của toàn dân, đến với các cá nhân, các nhóm ngƣời trong thời gian nhất định, thƣờng là vào thời gian rỗi. Nhờ đó, mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trở nên chặt chẽ và phức tạp hơn, mặt khác, các phƣơng tiện này cũng tạo ra sự chia tách giữa cá nhân và xã hội. Sự phổ biến rộng rãi các phƣơng tiện truyền thông đại chúng dẫn đến sự phân hóa thông tin.
Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hƣớng đến việc hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội, đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện dƣ luận xã hội. Để thực hiện đƣợc vai trò đó, hệ thống truyền thông đại chúng có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm tăng cƣờng và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý xã hội.
- Thông tin cho nhân dân về tình trạng của dƣ luận xã hội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách.
- Tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phƣơng án hành động.
- Hình thành dƣ luận xã hội về một vấn đề nào đó, nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó.
- Xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng.
- Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cƣờng tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.
Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng sử dụng các phƣơng tiện sau đây để thể hiện dƣ luận xã hội:
- Phản ánh trực tiếp, bằng cách cho in các bức thƣ của ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem, hoặc những lời phát biểu của đại diện các tầng lớp công chúng trên các trang báo hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình.
- Cho in trên báo, hoặc phát trên sóng phát thanh và truyền hình bài phát biểu của các nhà báo cộng tác với cơ quan báo chí đó, đại diện của các tầng lớp nhân dân, hoặc các tổ chức, đoàn thể xã hội về một chủ đề nào đó, có kèm theo lời bình luận của các cộng tác viên, hoặc của ban biên tập.
- Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các nhà báo viết bài rồi cho in hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình.
Thực tiễn hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cho thấy trong các vấn đề đƣợc báo chí đƣa ra công luận dẫn tới sự tranh luận của quần chúng, nghĩa là các thông tin đó trở thành điểm khởi đầu cho sự đánh giá của dƣ luận xã hội, đều có các tính chất: 1) phản ánh đƣợc lợi ích xã hội; 2) có tính cấp bách; 3) tạo nên sự tranh luận. Các yếu tố quan niệm chung về định hƣớng giá trị, bề dày của kinh nghiệm chính trị, tính tích cực chính trị - xã hội, trình độ học vấn của công chúng có ý nghĩa
rất quan trọng nhằm tập hợp các cá nhân vào dòng truyền thông và qua hệ thống này, để họ thể hiện ý kiến của cá nhân và của nhóm xã hội mà bản thân họ là một thành viên. Sự thống nhất giữa ý kiến của nhóm với ý kiến chung của xã hội là nhân tố quan trọng để tạo nên mối liên kết xã hội, nhằm đảm bảo tính bền vững của dƣ luận xã hội.
Tính khách quan và chân thực của nội dung thông tin có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành dƣ luận xã hội. Uy tín của nguồn tin phụ thuộc nhiều nhất vào tính chất khách quan và chân thực của thông tin. Đây là nhân tố xác định thái độ của công chúng đối với chủ đề đƣợc báo chí khơi gợi và đề xuất, từ đó tạo nên mối liên hệ xã hội trên cơ sở những lợi ích chung để công chúng tiến hành thảo luận và đánh giá. Mức độ chín muồi trong sự đánh giá của dƣ luận xã hội về một chủ đề nào đó là cơ sở tạo nên hành động xã hội của các nhóm. Điều này có nghĩa là sự bền vững của dƣ luận xã hội hình thành bởi các tác động của phƣơng tiện truyền thông đại chúng đƣợc bộc lộ ở hai cấp độ lời nói và việc làm. Hiệu quả của dƣ luận xã hội đƣợc đo trên hai cấp độ đó.
Các giai đoạn hình thành dƣ luận xã hội với tác động của hệ thống truyền thông đại chúng diễn ra theo những bƣớc sau đây:
- Công chúng làm quen với vấn đề đƣợc báo chí gợi ý hoặc đề xuất. - Đăng bài của các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nhằm kích thích lợi ích xã hội về chủ đề đó. Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá sẽ tạo nên cơ sở cho tranh luận.
- Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng.
Giai đoạn làm quen với các vấn đề xã hội có ý nghĩa nhƣ là sự khởi đầu của con đƣờng hình thành dƣ luận xã hội. Dù vấn đề đó là quan trọng,
nếu nó không đƣợc công chúng quan tâm thì hoạt động truyền thông cũng không thu đƣợc hiệu quả.
Lợi ích xã hội là nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành dƣ luận xã hội. Lợi ích cá nhân thƣờng rất nhạy bén trong sự hình thành ý kiến cá nhân. Ý kiến của nhóm đƣợc coi là đơn vị đầu tiên tạo nên “chất” của dƣ luận xã hội. Con đƣờng vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến nhóm để hình thành dƣ luận xã hội là một quá trình biện chứng. Sự phát triển của các “tầng” ý kiến này quy định cƣờng độ của dƣ luận xã hội về một hiện tƣợng xã hội nào đó.
Con đƣờng hình thành dƣ luận xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tự phát, nhƣng đây là một quá trình có quy luật. Mặc dù sự phát triển của dƣ luận xã hội đƣợc xác định bởi các quy luật khách quan, song trong một xã hội phát triển có định hƣớng, thì quá trình hình thành dƣ luận xã hội theo con đƣờng tự phát, tất yếu dẫn đến sự điều khiển của hoạt động quản lý và tổ chức xã hội. Để hoạt động này đạt đƣợc hiệu quả cần thƣờng xuyên quan tâm đến lợi ích của các tầng lớp dân cƣ, các nhóm xã hội. Việc khắc phục những khác biệt, trƣớc hết là những khác biệt về lợi ích kinh tế, nhằm hƣớng tới mục đích chung, vì sự tiến bộ chung của xã hội, sẽ làm cho hoạt động điều khiển dƣ luận xã hội có kết quả. Định hƣớng dƣ luận xã hội đƣợc hình thành thuận lợi khi có sự nhất quán trong chủ trƣơng, chính sách với quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Nếu các chủ trƣơng, chính sách đƣợc đề xuất và các hành vi quản lý diễn ra theo kiểu “nói một đƣờng, làm một nẻo” thì hoạt động định hƣớng của dƣ luận xã hội sẽ mất tác dụng.
Sự hình thành dƣ luận xã hội thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệ ngƣợc (feedback). Các phƣơng tiện này
không chỉ tạo nên dƣ luận xã hội, mà đến lƣợt nó, dƣ luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng, vì trong lĩnh vực thông tin, sự phân chia giữa ngƣời truyền tin (chủ thể) và ngƣời nhận tin (khách thể) là rất tƣơng đối và thƣờng diễn ra đồng thời.
Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận và ngƣợc lại. Dòng phản hồi chỉ hình thành khi ngƣời nhận giải mã đƣợc thông tin và ngƣời cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời nhận. Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình truyền thông, đây là một chu trình khép kín và đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau:
Quá trình truyền thông giữa con ngƣời bao giờ cũng diễn ra trong môi trƣờng xã hội. Do đó, liên kết xã hội là nhân tố quan trọng để thu hút các cá nhân và các nhóm xã hội vào dòng thông tin. Thông tin đƣợc chia thành ba loại: a) rất cần thiết, b) có thể cần thiết, c) không cần thiết. Ba loại thông tin này quy định nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên ba cấp độ: a) rất quan tâm, b) có quan tâm, c) không quan tâm.
Trong hoạt động truyền thông có thể xảy ra hiện tƣợng không có phản hồi. Nghĩa là các thông tin phát ra không tạo nên sự quan tâm của công chúng. Vì vậy, thang đo về sự phản hồi chỉ là một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành và thể hiện dƣ luận xã hội.
Việc xem xét vai trò của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ các kênh hình thành và thể hiện dƣ luận xã hội cần phân biệt các yếu tố đặc thù của mỗi kênh. Vấn đề không phải là thay kênh này bằng kênh khác mà cần xác định vị trí của mỗi kênh trong hệ thống chung, cần nghiên cứu và sử dụng đầy đủ hơn khả năng của mỗi kênh trong hệ thống chung, cần nghiên cứu và sử dụng đầy đủ hơn khả năng của các phƣơng
tiện, để mỗi kênh trong hệ thống này vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin của các nhóm xã hội đặc thù, vừa hƣớng tới đông đảo công chúng.
Những nội dung thông tin trùng lặp và đơn điệu ở một số tờ báo dẫn đến tình trạng công chúng từ báo này chuyển sang báo khác. Sự di chuyển công chúng báo chí có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ ngƣời đọc thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp. Tuy vậy, phần lớn ngƣời đọc bỏ báo này sang báo khác là do tính đơn điệu của các thông tin đƣợc đăng tải. Về thực chất, đây là sự giảm sút uy tín trong hoạt động của báo chí đối với công chúng.
Vai trò thực tế của dƣ luận xã hội trong đời sống xã hội đƣợc tăng cƣờng với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động tổ chức và quản lý các quá trình xã hội, trong đó hệ thống truyền thông đại chúng có ảnh hƣởng to lớn. Tác động của truyền thông đại chúng đối với dƣ luận xã hội rất toàn diện, hệ thống này không chỉ tỏ rõ vai trò trong các đợt vận động chính trị, trên các tầm độ nhƣ phƣơng hƣớng chung, thƣờng đƣợc những tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội quan tâm mà còn đi sâu vào những hiện tƣợng thƣờng ngày, nhất là các hiện tƣợng cấp bách, có tính đột xuất.
2.2. Nội dung hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội của báo chí cho nhân dân thủ đô
(Khảo sát qua các báo Hà Nội mới, Lao động và Thanh niên từ năm 2002 đến 2004)
Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nƣớc, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Qua báo chí, nhân dân phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, đồng thời kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, đấu tranh chống tiêu cực... Báo chí lại vốn là công cụ truyền tải những thông tin nhanh nhạy và rộng
rãi nhất tới công chúng. Nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực dƣ luận xã hội, với chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc đƣa những thông tin dƣ luận xã hội lan truyền tới mọi tầng lớp nhân dân, “khuấy động” và “hâm nóng” thêm sự đánh giá, phán xét của nhân dân về những vấn đề, những hiện tƣợng và quá trình xã hội mà họ quan tâm, do đó báo chí còn góp phần vào việc hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội thông qua phân tích những thông tin đƣợc phản ánh qua báo chí (nhất là thông tin ngƣợc, thông tin phản hồi) là rất quan trọng.
Khi thực hiện nhiệm vụ thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ đến mọi thành viên trong xã hội, báo chí có ảnh hƣởng rất lớn đối với nội dung, tính chất của dƣ luận xã hội. Bằng khả năng thông tin kịp thời với những nội dung thông tin phong phú và đối tƣợng thông tin hết sức rộng rãi, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành dƣ luận xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng quy định quy mô, tính chất của dƣ luận xã hội. Nói cách khác, báo chí là phƣơng tiện để tạo nên dƣ luận xã hội và định hƣớng dƣ luận xã hội.
Dƣ luận xã hội phản ánh tính chất sinh động, phong phú, đa dạng của đời sống hiện thực và biến đổi phù hợp với sự vận động của đời sống. Đối với dƣ luận xã hội, tất cả mọi lĩnh vực của đời sống hiện thực – chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa - đều quan trọng. Dƣ luận xã hội là một nhân tố cấu thành rất quan trọng trong sự định hƣớng của quần chúng nhân dân.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, ... đồng thời là một trong những trung tâm về kinh tế, giáo dục, là trái tim của cả nƣớc. Mọi sự kiện lớn nhỏ xảy ra ở thủ đô đều nhanh
chóng có ảnh hƣởng tới các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Bởi vậy, công tác nắm tình hình diễn biến tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội của mọi tầng lớp nhân dân, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền thành phố là một việc rất quan trọng. Bên cạnh nguồn thông tin từ đội ngũ cộng tác viên dƣ luận xã hội ở các cơ sở trong thành phố, những thông tin dƣ luận xã hội trên báo chí có vai trò quan trọng để thành phố có thêm những thông tin cần thiết, từ đó quản lý tốt hơn các mặt hoạt động trên địa