5.1.KẾT LUẬN
Tín dụng ngắn hạn là hoạt động tín dụng cơ bản chủ yếu của NHNNo&PTNT chi nhánh Chi Lăng – An Giang, nhằm hỗ trợ tín dụng đầu tư trung và dài hạn. vì tín dụng ngắn hạn là hoạt
động có lợi nhuận tương đối tốt và ít rủi ro hơn trung và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn đã giải quyết phần lớn nhu cầu vốn củ nhiều thành phần kinh tế, dân cư, nhanh chóng mở rộng quy mộ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trong 3 năm (2006 – 2008) phấn đấu và trưởng thành thì NHNNo&PTNT chi nhánh Chi Lăng liên tục phát động, duy trì kiện toàn và củng cố phong trào thi đua có trọng tâm, trọng điểm, với các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì, từng địa bàn và cán bộ viên chức. Do vậy đã được tỉnh và địa phương trong và ngoài ngành khen thưởng dưới nhiều hình thức. Nội dung chuyên đề xoáy vào thực trạng hoạt động vốn tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh. Đồng thời nêu rõ công tác huy động vốn, sử dụng vốn trong cho vay ngắn hạn, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn. Từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn để có những nhận xét, đánh giá thành tích đạt được, những mặt hạn chế tồn tại và đưa ra hướng giải quyết cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh. Góp phần đưa hoạt động tín dụng nông nghiệp – nông thôn từng bước phát triển thắng lợi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Trong 3 năm qua (2007 – 2009) ngân hàng đã khẳng định được vai trò chủ đạo và góp phần tích vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, do đặc điểm mang tính thời vụ nên nhìn chung nông dân cần vốn ngắn hạn để đầu tư sản xuất cho vay sản xuất. Nắm bắt nhu cầu thực tế đó, trong thời gian qua ngân hàng đã tiến hành giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân để họ yên tâm sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Do đó, mặc dù giá cả nông sản đầu ra còn nhiều khó khăn nhưng sản lượng lương thực trong vùng luôn tăng nên đời sống của họ dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới.
Bên cạnh đó, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác là nhà cung cấp vốn cho ngành thương mại dịch vụ nhằm phát huy thế mạnh địa phương. Góp phần đồi mới và phát triển ngành dịch vụ địa phương.
Hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả, lơi nhuận đạt được đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên chức theo chế độ lương mới hiện hành. Bên cạnh kết quả đạt được, ngân hàng phải đối diện với không ít khó khăn. Những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khằn và sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có phần trì trệ dẫn đến đối tác không trả nợ đúng hạn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng đã cố gắng phát huy thế mạnh của mình là nhà cung cấp vốn cho các đối tác kinh doanh giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
6.2.KIẾN NGHỊ
6.2.1.Đối với NHNNo&PTNT Chi Nhánh Chi Lăng – An Giang :
Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, hỗ trợ mạnh để tận thu triệt để các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn.
Mở rộng các loại hình tín dụng trung - dài hạn, đưa tỷ trọng dư nợ tín dụng trung - dài hạn chiếm tỉ trọng ngày càng cao nhằm hỗ trợ cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tăng cường cho vay chăn nuôi trâu, bò – thế mạnh truyền thống của đồng bào dân tộc, khôi phục các ngành nghề truyền thống.
Đa số doanh nghiệp còn xa lạ với các loại hình tín dụng tài chính. Do đó, Ngân hàng cần phổ biến đến các doanh nghiệp để phát triển các loại hình cho vay này trong thời gian tới.
Mở rộng đối tượng cho vay từ cho vay khách hàng có quy mô hoạt động nhỏ sang khách hàng có quy mô hoạt động lớn phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng thương mại.
6.2.2.Đối với các chi nhánh NHNNo&PTNT Tỉnh An Giang:
Quản lý chặt chẽ hơn nữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh An Giang, hạn chế tình trạng các tổ chức tín dụng do chạy theo lợi nhuận nên xảy ra cạnh tranh thiếu lành mạnh nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình như cho vay không đúng nguyên tắc, không đúng quy định nghiệp vụ…Từ đó hạn chế nợ quá hạn phát sinh trên diện rộng, đảm bảo được cho vay trên cơ sở toàn vốn của các ngân hàng.
Khống chế mức lãi suất cho vay các ngân hàng không chênh lệch nhiều , tránh tình trạng một số ngân hàng hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, dẫn đến mất cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Ứng dụng rộng rãi hệ thống CIC về quản lý khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước đến tất cả các ngân hàng thương mại. Nếu khách hàng đã vay vốn ở ngân hàng này thì không được vay vốn ở ngân hàng khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: “Cẩm nang tín dụng”.
2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNNo&PTNT Chi Nhánh Chi Lăng – An Giang (2006 – 2008).
3. Bảng báo cáo tình hình nguồn vốn và báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT Chi Nhánh Chi Lăng – An Giang (2006 – 2008).
4.Nguyễn Ngọc Bửu Châu (2005) – Trường Đại Học An Giang, “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang qua 3 năm 2001 – 2003”. Đề tài phân tích hoạt động tín dụng của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang đề tài tập trung phân tích các yếu tố vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Qua đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của Chi Nhánh, đồng thời đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng.