MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chi lăng an giang (Trang 38 - 40)

NHNNo&PTNT CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG

Để thực hiện định hướng hoạt động tín dụng năm 2010, NHNNo&PTNT Chi Nhánh Chi Lăng – An Giang cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau :

4.4.1.Về mở rộng tín dụng :

 Định kì 6 tháng hoặc 1 năm phải tiến hành phân loại khách hàng nhằm hình thành cho được danh sách khách hàng theo các nhóm ( có tín nhiệm, chưa đủ tín nhiệm và không đủ tín nhiệm) từ đó có biện pháp xử lí tín dụng thích hợp (cho vay tiếp, thu nợ hoặc từ chối cho vay xử lí kỷ luật tín dụng). Trên cơ sở đó một mặt áp dụng các biện pháp ưu đãi về hồ sơ, thủ tục, điều kiện và lãi suất cho vay, phí chuyển tiền nhằm tạo nên sự phấn đấu lành mạnh giữa các khách hàng để được hưởng những ưu đãi của ngân hàng, mặt khác khắc phục hiện tượng nợ khó đòi phát sinh để tồn đọngkhông xử lí kịp thời.

 Phương hướng đầu tư năm 2010 sẽ ưu tiên tập trung các chương trình kinh tế trọng điểm chủ yếu là khuyến nông, khuyến công, chương trình phát triển đàn bò, giống lúa có chất lượng cao, xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế kỹ thuật nông thôn( nâng cấp đường nông thôn, đê bao…) là những đối tượng đầu tư có hiệu quả, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

 Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần đặc biệt chú trọng ngành công nghiệp, chế biến lương thực, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, sử dụng lao động và nguyên liệu tại chỗ nhất là sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong cho vay DNNQD phải nắm chắt hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh, giấp phép hành nghề, giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất). Quản lý chặt chẽ hồ sơ kinh tế (hoạt động kinh tế, hóa đơn bán hàng, các báo cáo tài chính…) và hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng. Viêc mở rộng tín dụng ở đối tượng này một mặt cần cẩn trọng nhằm tránh rủi ro dẫn đến phát sinh nợ xấu, mặt khác cán bộ giao dịch phải trên tinh thần hết lòng phục vụ khách hàng. Trong năm 2010 phải tạo một chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này, có như vậy mới góp phần tích vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn An Giang.

 Dẩy mạnh việc cho vay đối với những HGĐ vay không cần thế chấp tài sản (từ 10 triệu trỏ xuống). Nói chung cho vay theo tổ để ngân hàng xử lý hồ sơ vay nhanh gọn nhưng phải gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn đối với nợ mới cho vay. Những món nợ trên 10 triệu có thể thế chấp thì bộ phận ngân hàng cho vay trực

tiếp từng hộ. Đối với cho vay hộ nhỏ, chú trọng đầu tư theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp. Kiên quyết từ chối cho vay đối với nợ day dưa bên ngoài dần đến chiếm dụng vốn vay của ngân hàng.

 Chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay, quy trình đảm bảo tiền vay, xử lý món nợ xấu theo đúng pháp luật.

 Tăng cường đối nội đối với các ngành liên quan nhằm phát động đến từng thành viên thực hiện tốt hợp đồng vay vốn nhằm ngăn ngừa nợ phát sinh quá hạn.

4.4.2. Về nâng cao chất lượng tín dụng

 Xác định thị trường nông thôn là thị trường chủ yếu của chi nhánh, cần tập trung nguồn vốn hợp lí để đầu tư cho mọi thành phần kinh tế, chuyển hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh hàng hóa, hộ kinh tế trang trại…

 Thực hiện chiến lược khách hàng mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời duy trì khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài đi sâu vào và giải quyết tiếp các nhu cầu mới của họ. Trong cho vay cần phải linh hoạt, xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm thì có thể giải quyết cho vay.

 Thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và nâng cao trình độ công nghệ hiện đại của ngân hàng thông qua cho vay hợp vốn, đồng tài trợ.

 Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin để hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa ngân hàng.

 Ngân hàng cần thay đổi phương thức kinh doanh từ bị động sang chủ động, tích cực tìm kiếm các khả năng cho vay và đầu tư. Đồng thời ngân hàng cần thực hiện chiến lược khách hàng về mặt lãi suất, thời hạn nợ, cơ sở đảm bảo… đối với mọi thành phần kinh tế.

 Chọn lọc đối tượng khách hàng phục vụ, không chạy theo số lượng tăng dư nợ tín dụng mà cần phải chú trọng chất lượng tín dụng.

 Ngân hàng phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay : kiểm tra, kiềm soát nội bộ đối với hợp đồng tín dụng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, phát hiện và xử lý các khoản cho vay rủi ro.

 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, thu hồi vốn để tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lức tài chính trong ngân hàng.

 Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Gắn quyền lợi nhân viên với quyền lợi ngân hàng, sự nỗ lực của nhân viên phải được bù đắp xứng đáng có như vậy sẽ làm cho nhân viên làm việc tận tụy và hết mình.

 Mở rộng cho vay bằng nhiều hình thức, đối tượng đầu tư phù hợp. Đáp ứng có hiệu quả các chương trình dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch và định hướng của chính quyền địa phương.

 Cần sự ổn định địa bàn hoạt động cho cán bộ tín dụng để phát huy mặt tích cực, tạo điều kiện nắm rõ tình hình kinh tế điạ phương, tài chính của khách hàng vay từ đó sẽ chủ động hơn về đầu tư vốn tín dụng.

 Nên thành lập một bộ phận chuyên phân tích và xử lý rủi ro tín dụng. Xây dựng mạng thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng, thông tin về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng tài trợ của khách hàng…nhằm kịp thời phòng ngừa rủi ro.

 Phối hợp với công ty bảo hiểm, ngân hàng có thể làm đại lý để người vay mua bảo hiểm như : Bảo hiểm với người vay vốn, bảo hiểm tài sản thế chấp, bảo hiểm

tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng. Nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm khi đầu tư cho vay, vừa tăng trách nhiệm sử dụng tiền vay của khách hàng, vùa tạo thêm nguồn vốn để ngân hàng đầu tư.

4.4.3.Tăng cường công tác huy động vốn :

 Viêc huy động vốn gắn liền việc sử dụng vốn và hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh. Nếu huy động vốn nhiều quá mà không đầu tư hết sẽ gây tình trạng ứ động vốn và ngược lại sẽ gây tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh.

 Lãi suất huy động và cho vay phải phù hợp với từng thời kì nhất định. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao, giảm bớt chi phí trong quản lý để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

 Một chiến lược Marketing, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí chuyên ngành, nếu có thể công bố kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tạo tâm lý cho khách hàng an tâm gửi tiền vào ngân hàng.

 Chương trình khuyến mãi hấp dẫn với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng sẽ thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Vận động các hộ có thu nhập cao, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt nên áp dụng hình thức gửi một nơi, rút nhiều nơi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

 Tiếp tục phát huy các hình thức huy động vốn như : tiết kiệm tích lũy,tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng đối với các doanh nghiệp quan hệ thanh toán qua ngân hàng. Đây sẽ là nguồn tiền gửi mang lại hiệu quả trong hoạt động thanh toán-huy động-cho vay của ngân hàng. Trong khi đó việc tăng lãi suất tiết kiệm dân cư luôn là giải pháp có giới hạn, bởi chính khả năng sinh lời do chi phí đầu tư.

 Đối với khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi cao, chi nhánh có chính sách lãi suất ưu đãi, giữ vững khách hàng, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế trong vùng.

 Khuyến khích các doanh nghiệp điện, nước, bưu chính, điểm bán xăng dầu… mở tài khoản chuyển tiền và thực hiện chi trả lương tại chi nhánh.

 Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan nắm bắt thông tin với những hộ gia đình có thân nhân ở nước ngoài hay đi xuất khẩu lao động gửi tiền về Việt Nam, vận động gửi tiền tiết kiệm bằng nội hay ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chi lăng an giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w