7. Kết cấu của luận văn
2.1. Diện mạo báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số
Báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn cố gắng làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân về vấn đề dân tộc, củng cố phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, là người bạn đồng hành, thể hiện tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi, biên giới, hải đảo. Báo chí góp phần tích cực trong việc tăng cường công tác thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế – xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi và đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Về báo nói, hệ Phát thanh Dân tộc là một hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam có đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số được phát bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, được tổ chức, sắp xếp, liên kết trong hệ thống, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt
Nam. Hệ Phát thanh Dân tộc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số ra đời từ năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử 2. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số và cho thấy vai trò to lớn của báo chí trong việc định hướng tư tưởng cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ miền Bắc được giải phóng khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp, nhưng ở miền Nam vẫn trong vòng kiểm soát của chế độ Mỹ Diệm. Chương trình phát thanh tiếng dân tộc khởi đầu là các chương trình tiếng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng 30 giờ 30 phút mỗi ngày phục vụ đồng bào các dân tộc Việt Nam (không kể chương trình tiếng Việt). Các chương trình trong Hệ do nhiều đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp sản xuất, nhưng lại tuân thủ chỉ đạo, điều hành tập trung của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình đều được tập trung về đầu mối là Hệ Phát thanh Dân tộc, thực hiện tuyên truyền theo định hướng chung nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của từng chương trình.
Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên dịch viên, chuyên viên của Hệ Phát thanh dân tộc được đào tạo cơ bản, hầu hết tốt nghiệp đại học, có năng lực báo chí, thành thạo kỹ năng biên tập, biên dịch và đọc văn bản phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam có 9 chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số do Ban Phát thanh Dân tộc và cơ quan Thường trú khu vực thực hiện, đó là Mông, Thái, Bana, Êđê, Jơrai, K’Ho, Xơ Đăng, Khmer; vùng phủ sóng chủ yếu là Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày tổng thời lượng phát sóng là 25 giờ 30 phút. Ngoài 9 chương
trình của Đài Phát thanh quốc gia, còn có 24 đài Phát thanh - Truyền hình của các tỉnh, thành phố có chương trình phát thanh tiếng Dân tộc thiểu số3. Mặc dù những năm qua thực hiện Chương trình mục tiêu “Đưa sóng phát thanh về vùng núi cao, biên giới, hải đảo”, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cấp hơn 400.000 radio cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn và xây lắp hơn 1000 trạm truyền thanh cơ sở, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của “bạn nghe đài”, bởi chất lượng phát ở nhiều nơi nhất là ở những vùng lõm còn thấp.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinhh sống là những vùng thiếu thông tin nhưng lại có ý nghĩa chính trị - xã hội đặc biệt. Việc phủ sóng truyền hình tới các vùng này có một ý nghĩa chính trị quan trọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của trong việc thông tin tuyên truyền cho vùng đồng bào dân thiểu số bằng sóng truyền hình, từ năm 2002, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) đã xây dựng các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số để đưa thông tin đến với bà con dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đài THVN có một kênh truyền hình dành riêng để nói về đồng bào các dân tộc thiểu số với tên gọi: Truyền hình tiếng dân tộc hay còn gọi là kênh VTV5. Kênh truyền hình này được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bà con các dân tộc thiểu số. Tháng 1-2004, VTV5 được tách riêng kênh phát sóng với thời lượng tăng gấp đôi so với năm 2002 - 2003, tức là 8 tiếng ngày với 10 thứ tiếng là H'mông, Ê đê, JRai, Ba Na, S'tiêng, K'ho, Chăm, Khmer, Xê Đăng, Rắc Lây và bắt đầu từ ngày 1-1-2005 đến nay kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 phát sóng 12 giờ ngày với 13 thứ tiếng.
Ngoài chương trình truyền hình tiếng dân tộc do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất thì ở các đài phát thanh - truyền hình tỉnh có dân tộc thiểu số
sinh sống đều sản xuất chương trình truyền hình dành cho đối tượng này. Ở Nghệ An, trung bình mỗi tuần có một số chuyên đề về dân tộc và miền núi được sản xuất bằng 2 thứ tiếng là tiếng Thái và tiếng Mông.
Truyền hình với lợi thế hình ảnh chân thực sống động, được bà con hào hứng đón nhận và trở thành kênh thông tin hữu ích đối với đồng bào. Bà con xem truyền hình để biết được tin tức thời sự trong nước và thế giới đồng thời mở mang tầm nhìn về cuộc sống, các phong tục tập quán, làm ăn, sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tìm hiểu phương thức làm ăn của mỗi dân tộc được đồng bào học tập và áp dụng lẫn nhau, tạo nên những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội.
Sau hơn 7 năm lên sóng, các chương trình truyền hình tiếng dân tộc luôn được đánh giá là thiết thực đối với bà con dân tộc. Qua đây, đồng bào không chỉ nắm được những chính sách mới, những sáng kiến làm giàu mà còn tìm hiểu được vẻ đẹp truyền thống của 54 dân tộc anh em. Truyền hình tiếng dân tộc đã trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về báo in, trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trước khi có Quyết định 1367/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ4, hầu như không có sự hiện diện của báo in. Đa số bà con đồng bào nắm bắt thông tin chủ yếu qua phương tiện nghe nhìn. Một số xã miền núi, vùng cao được trang bị báo “Nhân dân”. Đây là tờ báo phát cho cán bộ, đảng viên (có thu tiền báo). Vì vậy, báo hầu như chỉ đến cán bộ, đảng viên ở cấp xã; chưa trực tiếp phổ biến đến tận thôn, bản làng và người dân. Hơn nữa số lượng cũng rất ít. Số lượng
báo in ở Tương Dương thời điểm đó, theo quan sát của bản thân tác giả luận văn, là “có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Từ khi có Quyết định 975/QĐ-TTg, báo in mới thật sự “xuất hiện” trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Sự “xuất hiên” của hàng chục tờ báo trong cộng đồng các dân tộc có một ý nghĩa rất lớn. Nó không những góp phần nâng cao nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào mà còn góp công lớn trong việc phát triển, nâng cao khả năng đọc, viết tiếng Việt. Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số được học hỏi, giao lưu với các dân tộc khác trên khắp đất nước.
Quyết định 975/QĐ-Ttg thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chính phủ nhằm nâng cao đời sống tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều tờ báo lần lượt cho ra đời các chuyên đề dành riêng cho đồng bào các dân tộc. Nhiều tờ báo và tạp chí dành riêng cho đối tượng này cũng được phát hành.
Tham gia thực hiện Quyết định 975, có 19 toà sọan với 205 tờ báo, tạp chí (từ đây về sau, được gọi tắt là báo chí 975). Sau gần 4 năm triển khai, chương trình báo chí 975 đã cấp phát được 166.042.168 tờ báo đến tay đồng bào các dân tộc (Theo Báo cáo Tổng kết hơn 3 năm thực hiện chương trình 975/QĐ-TTg của Uỷ Ban Dân tộc).
Trong số 20 ấn phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có: 01 bản tin ảnh, 12 chuyên đề, 2 tạp chí và 5 tờ báo. Cụ thể như sau:
5
Theo Quyết định 975/QĐ-TTg có 18 tờ báo và tạp chí tham gia thực hiện quyết định này. Năm 2008, bổ sung thêm 2 tờ báo, tạp chí: Tạp chí Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Các ấn phẩm Số lượng Danh sách cụ thể Ghi chú
Bản tin ảnh 01 Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi Ngày 20/01/2010, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cho ra đời Bản tin ảnh Miền núi và Dân tộc, sau đổi thành Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi.
Chuyên đề 12 -Chuyên đề “Nhi đồng Măng non” của báo Nhi đồng;
-Chuyền đề thiếu nhi dân tộc của báo Thiếu niên tiền phong,
-Chuyên đề dân tộc thiểu số và Miền núi và các chuyên đề “Dân tộc thiểu số và Miền núi” của các báo, tạp chí: Nông nghiệp Việt Nam, Công Nghiệp Việt Nam, Kinh tế nông thôn, Khoa học và đời sống, Sức khoẻ và đời sống, Đại đoàn kết, Thương mại, Lao động xã hội, Tạp chí Thanh niên.
Tạp chí 2 Tạp chí Văn hoá các Dân tộc, Tạp chí Dân tộc
Tờ báo 5
Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Văn hoá,
Báo Nông thôn ngày nay, Báo Biên phòng,
Báo An ninh biên giới
Phần lớn ấn phẩm dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số là các chuyên đề của các báo và tạp chí, với định kỳ phát hành 1 kỳ/tuần hoặc 1 kỳ/tháng. Chỉ có duy nhất tờ ‘Dân tộc và Phát triển’ là tờ báo, có định kỳ phát hành ‘mau’ hơn - lúc đầu là 1 kỳ/tuần sau tăng lên 2kỳ/tuần.
Các báo và tạp chí kịp thời cập nhật nhiều thông tin có ý nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao, phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc như: xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nêu gương làm kinh tế giỏi, phổ biến khoa học thường thức, áp dụng khoa học kỹ thuật; phổ biến những kiến thức phổ thông về y học, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn cách sử dụng các cây thuốc, vị thuốc dân gian; giáo dục truyền thống và lòng tự hào dân tộc, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác cho đồng bào trước những âm mưu chống phá cách mạng của bọn phản động, giữ vững an ninh chính trị vùng biên giới Tổ quốc.
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc báo của đồng bào, một số báo, tạp chí đã dành nhiều trang, bài bằng tiếng dân tộc. Chuyên đề ‘Dân tộc thiểu số và miền núi’ của Thông tấn xã Việt Nam được phát hành bằng 5 thứ tiếng là: tiếng Việt, Khơ- me, Gia rai, Bana, Ê đê. Chuyên đề ‘Thiếu nhi dân tộc’ của báo Thiếu niên tiền phong có ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là tiếng Việt, tuy nhiên có thêm 2 trang bằng tiếng dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Mường, Mông, Dao, Chăm, Khmer, K’ho, Sán Dìu. Chuyên đề ‘Măng non’ của báo Nhi đồng có ngôn ngữ bằng tiếng Việt nhưng truyện tranh và thơ được in thêm bằng tiếng các dân tộc thiểu số như tiếng Thái, Mông, Bana, Chăm, Ê đê.
Các tờ báo, tạp chí trong chương trình 975 nhìn chung đều bám sát thực tế, chuyển tải những thông tin cần thiết đến bà con. Chương trình này của Chính phủ đã đem lại lợi ích thiết thực cho vùng đồng bào dân tộc, trở thành kênh thông tin hữu ích và là món ăn tinh thần hấp dẫn đối với bà con dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thay đổi nhận thức về xã hội, nâng cao dân trí, trình độ sản xuất của người dân vùng dân tộc miền núi.
Trong số 20 ấn phẩm báo chí dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số theo Quyết định 975 của Thủ tướng Chính phủ, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ có vị trí đặc biệt quan trọng. Báo ‘Dân tộc và Phát triển’ là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc, cơ quan chịu trách nhiệm quản lí, giám sát, thực hiện chương trình báo chí 975. Tờ báo có tôn chỉ là ‘diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam’. Vì vậy, nó có vai trò như là “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống báo, tạp chí dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong số 5 tờ báo có mặt trong chương trình báo chí 975, tờ ‘Dân tộc và Phát triển’ cũng có sắc thái rất riêng biệt. Trong khi các tờ báo như ‘Văn hóa’, ‘Nông thôn ngày nay’ phát hành rộng rãi trong toàn quốc, còn các tờ báo như ‘An ninh biên giới’ và ‘Biên phòng’ hướng tới đối tượng độc giả là các chiến sĩ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng biên giới, thì tờ ‘Dân tộc và Phát triển’ có đối tượng phục vụ trọng tâm là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có nghĩa là tờ báo ’Dân tộc và Phát triển’ là tờ báo chuyên biệt duy nhất ở Việt Nam có đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đã có những đóng góp đáng kể trong công tác thông tin tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Báo đã kịp thời phản ánh những chính sách, đường lối các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước một cách sâu rộng đến đồng bào gắn với tình hình đặc thù vùng. Báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đã góp phần quan trọng củng cố niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng; kịp thời truyền đạt những nguyện vọng, tâm tư của đồng bào tới các cơ quan Đảng, Nhà nước. Những tác động tích cực của báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đối với đời sống tinh thần của đồng bào, cũng như nhược điểm, hạn chế của tờ báo này sẽ được luận văn nghiên cứu trong các chương sau.