Khảo sát tờ báo 'Dân tộc và Phát triển'

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương, Nghệ An (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Khảo sát tờ báo 'Dân tộc và Phát triển'

2.2.1. Vài nét về tờ 'Dân tộc và Phát triển'

Tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’ có tôn chỉ là ‘cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam’, phát hành số đầu tiên vào ngày 27/10/2002. Ấn phẩm xuất bản ban đầu chỉ có 8 trang, mỗi tuần một số. Năm 2005 báo tăng lên 12 trang, và định kỳ cũng tăng lên 2 kỳ/tuần. Ngôn ngữ của tờ báo bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt).

Ngày 22 tháng 10 năm 2008, báo ra mắt phụ trương ‘Chương trình 135’. Phụ trương gồm 2 trang, chủ yếu phản ánh về tình hình triển khai thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ ở các địa phương. Mục tiêu của phụ trương là giúp cho các cấp lãnh đạo ở trung ương và địa phương có thêm một kênh thông tin về tình hình triển khai chương trình trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình đối với một chương trình lớn mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho mình.

Kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2010, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ được đưa lên mạng tại địa chỉ: http://www.baodantoc.vn. Nội dung thông tin trên tờ ‘Dân tộc và Phát triển’ điện tử cũng có điểm khác biệt so với báo in. Ngoài một số tin, bài được chọn đăng lại từ bản báo giấy, đa phần thông tin trên tờ điện tử này do 3 phóng viên của Ban Báo Điện tử thực hiện.

Báo ‘Dân tộc và Phát triển’ có 3 cơ quan thường trú ở khu vực Tây nguyên (Kon Tum) (được thành lập ngày 2/4/2010), khu vực Bắc miền Trung (Nghệ An) (được thành lập ngày 10/6/2010), và văn phòng thường trú khu vực Tây Bắc (Điện Biên) (27/10/2009)

Báo ‘Dân tộc và Phát triển’ là đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc, là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Sau gần 8 năm xây dựng và phấn đấu, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đã có nhiều chuyển biến và phát triển. Đội ngũ làm báo từng bước trưởng thành, thích ứng với điều kiện tác nghiệp có tính đặc thù rất cao: địa bàn vùng dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - những địa bàn đa phần có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn.

Về kinh phí, báo được thụ hưởng từ nguồn kinh phí theo Quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn thu từ quảng cáo khác. Tờ báo được phát hành đến tất cả các thôn, bản, phum, sóc, ấp, trường dân tộc nội trú.

Về cơ cấu tổ chức, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ có các ban chức năng: ban Phóng viên, ban Thư ký – Biên tập, ban Trị sự và Quảng cáo và ban Báo Điện tử.

2.2.2. Khảo sát nội dung thông tin của tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’ Báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đã góp sức cùng với các tờ báo, tạp chí, chuyên đề trong chương trình 975 đưa thông tin đến với đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Qua thực tế khảo sát, người viết luận văn nhận thấy tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’ chủ yếu tập trung vào 4 mảng nội dung lớn như sau:

Thứ nhất, tờ báo thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; các hoạt động của Uỷ ban Dân tộc, các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực thi chính

sách dân tộc. Nội dung này chiếm khoảng 30% dung lượng thông tin trên trang báo.

Thứ hai, tờ báo thông tin giới thiệu những điển hình làm kinh tế giỏi, phổ biến kiến thức, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thông tin về nội dung này chiếm khoảng 20% .

Thứ ba, tờ báo chuyển tải thông tin về bản sắc, các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nội dung thông tin về lĩnh vực này chiếm dung lượng nhiều nhất trên các trang báo ‘Dân tộc và Phát triển’ (chiếm khoảng 35% dung lượng thông tin).

Thứ tư, thông tin góp phần củng cố sự phát triển của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (chiếm khoảng 10% dung lượng thông tin).

Sau đây là nhận xét cụ thể về từng mảng nội dung thông tin cơ bản trên tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’:

2.2.2.1. Thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trong thời gian qua, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ đã dành nhiều dung lượng để thông tin tuyên truyền về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời là diễn đàn, cầu nối để các dân tộc thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình đối với các cấp lãnh đạo.

Giống như phần nhiều báo chí ở Việt Nam, báo ‘Dân tộc và Phát triển’ dành trang Thời sự - Chính trị để phản ánh về hoạt động của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những vấn đề trọng đại quốc gia như họp Quốc hội, Chính phủ, hoạt động ngoại giao của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước… Tuy nhiên, một mảng thông tin lễ tân được tờ báo rất chú ý đó là các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc tới các tỉnh miền núi, biên giới hay vùng đồng bào dân tộc. Những thông tin này đã thể hiện phần nào sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của Ủy ban Dân tộc và Miền núi đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Ví dụ tin “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử thăm và làm việc tại Đăk Lăk” số 4 (542) - 14/1/2010; tin “Uỷ ban Dân tộc tiếp đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước: Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác bền vững” đăng trên số báo 100(534) ra ngày 16/12/2009… Tuy nhiên, phần nhiểu các tin được viết dưới dạng tin tường thuật, dài dòng và nặng về mô tả.

Tờ báo ‘Dân tộc và Phát triển’ là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi nên luôn chú tâm dành nhiều bài viết để phản ánh, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; các hoạt động của Uỷ ban Dân tộc, hoạt động của các bộ, ban, ngành, địa phương trong quá trình thực thi chính sách dân tộc trên địa bàn cả nước. Nội dung thông tin về lĩnh vực này thường được trình bày ở vị trí trang trọng trên tờ báo, ở trang 2 và trang 3.

Báo Dân tộc và Phát triển có rất nhiều bài viết phản ánh về tình hình thực hiện triển khai các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc như; Chương trình 135, “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền

núi”; Chương trình 134, “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”. Nghị quyết (NQ) 30a, “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”.

Tin bài phản ánh về nội dung này xuất hiện nhiều và thường xuyên trên tờ “Dân tộc và Phát triển”, chiếm hơn 30% trong nội dung tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là các bài viết phản ánh về chương trinh 135 của Chính phủ. Báo Dân tộc và Phát triển có hẳn một phụ trương về chương trình này. Phụ trương Chương trình 135 bắt đầu ra mắt vào ngày 22/10/2008. Tuy nhiên Phụ trương này chỉ tồn tại được 27 số. Đến ngày 21/1/2009, phụ trương Chương trình 135 trên báo DT&PT bị ngừng không xuất bản nữa.

Ví dụ bài “Chương trình 135 giai đoạn II ở Quảng Nam: Nâng cao năng lực cán bộ nhiệm vụ hàng đầu” đăng trên số 4 (333) ra ngày 11/01/2008, hay bài “Tân Thượng: Sau 7 năm thực hiện Chương trình 135” Số 6 (335) - 18/01/2008 của tác giả: Quốc Đoàn. Bài “Thực hiện Chương trình 134 ở Quảng Bình: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện tích cực” DT & PT số 22 (456) - 18/3/2009…

Nhiều bài viết đã tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách trong lĩnh vực dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm cung cấp thông tin cho đồng bào về kết quả việc thực thi chính sách dành riêng cho họ, ở các địa phương khác nhau. Ta có thể kể đến một loạt các bài viết trên tờ ‘Dân tộc và Phát triển’, như bài “Uỷ ban dân tộc: Tổng kết công tác Dân tộc năm 2007 và triển khai nhiệm vụ 2008” của tác giả Văn Phong-Phương Hạ đăng trên số 13 (342) ngày 30/01/2008; hoặc trên số báo ra ngày 23/01/2008 có bài “Hội đồng Khoa học Uỷ ban Dân tộc: Tổng kết công tác nhiệm kỳ 2005-2007 và triển

khai nhiệm vụ nhiệm kỳ 2008-2010” của Trần Thường; bài “Văn phòng UBDT: Tổng kết công tác văn phòng 2009” đăng trên số 2 (540) ngày 06/1/2010… Tuy nhiên, phần nhiều các bài viết được viết theo ‘phong cách’ của một báo cáo tổng kết, chưa nêu bật ‘tính vấn đề’ của việc thực thi chính sách dân tộc và miền núi ở từng địa phương, trong từng thời điểm. Lối viết còn nặng tính văn bản báo cáo khiến cho các bài viết có phong cách ‘na ná’ giống nhau, và chưa thực sự hấp dẫn đối với công chúng.

Bên cạnh các tin, bài phản ánh chủ trương, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc, tờ báo cũng phản ánh về các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bởi những chủ trương, chính sách này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ví dụ: ngày 15/3/2008, trong buổi thăm và làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Trong giai đoạn trước mắt, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Trên số báo 23 (352) ra ngày 19/03/2008 ở chuyên mục Chính trị - Xã hội trang 2 và 3 có bài “Ưu tiên của Chính phủ là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”. Những thông tin này giúp đồng bào yên tâm và tin tưởng đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. Một ví dụ khác là tin, bài phản ánh về việc đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết. Đây là vấn đề mà nhiều người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa quan tâm, vì đa số lao động ngoại tỉnh ở các thành phố, đô thị lớn đều có nhu cầu về quê vui Tết với gia đình. Do vậy, những thông tin như “Thủ tướng Chính phủ chỉ thị bảo đảm nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008” (số báo 7 (336) - 23/01/2008) rất hữu ích đối với công chúng.

Các bài viết về hoạt động triển khai, giám sát các chính sách dân tộc trong cuộc sống ở cơ sở còn ít. Bên cạnh đó, nội dung các bài viết thường đề cập đến những vấn đề ở tầm vĩ mô, những vấn đề lớn lao trọng đại của đất nước. Trong khi đó, đồng bào các dân tộc thiểu số có lối tư duy đơn giản, mộc mạc. Đồng bào thích được biết những gì gần gũi với cuộc sống của mình (chuyện làng bên, chuyện các dân tộc thiểu số anh em… ) hơn là nghe những điều quá xa xôi, vượt qua tầm biểu biết của họ.

Ví dụ, trên số 94(528) - 25/11/2009 có bài “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường dự Hội nghị cấp cao Không liên kết 15”. Đồng bào các dân tộc thiểu số không thể hiểu được “cấp cao Không liên kết 15” là gì. Nội dung thông tin cũng không liên quan gì đến cuộc sống của đồng bào, nên họ không quan tâm. Hơn nữa, với đa số đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, điều mà đồng bào cần biết trước hết là Đảng và Nhà nước có chính sách gì mới cho họ, quyền lợi của đồng bào là gì, đối tượng nào thì được hưởng lợi từ chính sách đó…. Có nghĩa là, đồng bào quan tâm trước tiên là những thông tin thiết thực nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống của họ. Tuy nhiên, khảo sát trên báo ‘Dân tộc và Phát triển’ thì nhiều bài viết chưa đáp ứng được yêu cầu này

Thông tin tuyên truyền trên báo còn một chiều, ít có thông tin phản biện về những chính sách, chủ trương của nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ví dụ khi viết về Chương trình 135(chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), Chương trình 134 (chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn),… các bài viết trên báo ‘Dân tộc và Phát triển’ chủ yếu ca ngợi kết quả thực hiện của các chương trình này, như “Thực hiện Chương trình 134 ở Quảng Bình: Đời

sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện tích cực” (số ra ngày 18/3/2009), bài: “Sơn Phú đi lên từ chương trình 135” của tác giả Lan Trinh số 30 (567) - 14/4/2010, bài “ Chương trình 135- đòn bẩy cho các xã ĐBKK của Tràng Định phát triển” số 101(430). Rất ít bài đi sâu phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đồng bào - những người được thụ hưởng các chương trình này, hay đề cập đến những vấn đề bất cập, vướng mắc khi triển khai thực hiện các chương trình này.

Thông qua việc thông tin về các chủ trương chính sách của Đảng, đồng bào các dân tộc nắm bắt được các chủ trương, chính sách dành cho mình. Từ đó, có biện pháp để thực hiện, chấp hành đúng. Đồng thời, việc nắm được những thông tin này giúp cho đồng bào bảo vệ tốt hơn nhu cầu chính đáng của mình và tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, những chủ trương, chính sách dành cho đồng bào còn được viết sơ sài, mới chỉ dừng lại ở mức độ thông báo về chính sách chứ chưa đi sâu vào chi tiết nội dung chính sách. Điều mà đồng bào cần nắm là những cái cụ thể để biết và thực hiện cho đúng thì lại chưa có.

2.2.2.2. Thông tin giới thiệu điển hình làm kinh tế giỏi, phổ biến kiến thức, góp phần xóa đói giảm nghèo

Các bài viết giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến, những tập thể, cá nhân tiêu biểu làm kinh tế giỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có những sáng kiến hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao; hoặc viết về phổ biến những kiến thức khoa học đơn thuần góp phần xoá đói giảm nghèo chiếm khoảng 20% trong tổng số tin, bài trên báo ‘Dân tộc và Phát triển’.

Ví dụ bài viết ‘Phát triển mô hình nuôi gà đồi Yên Thế: Cần lắm một thương hiệu’ của Ngọc Tùng và Ngọc Hưng đăng trên số báo ra ngày 05/9/2008. Bài viết giới thiệu về mô hình nuôi gà đồi đem lại hiệu quả kinh tế cao của đồng bào ở Yên Thế, Bắc Giang. Mô hình này phù hợp với điều kiện thực tế tại nhiều địa phương ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng ‘thương hiệu’ cho mô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng báo in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (Khảo sát trường hợp người Thái ở Tương Dương, Nghệ An (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)