Giải pháp quản lý vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần máy và thiết bị dầu khí miền bắc Việt Nam (Trang 90)

Như đã phân tích ở phần thực trạng, vốn bằng tiền của Công ty khá lớn, trong năm 1999 2009 lượng vốn bằng tiền chiếm 25% tổng TSLĐ, đến năm 2000

SV: TrÇn Thïy D¬ng

Lớp TC 41D

2010 khoản vốn này tăng nhẹ và chiếm 27,3% TSLĐ. Việc giữ lại vốn bằng tiền quá nhiều có thể giúp Công ty chủ động hơn trong việc thanh toán nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, khi đó doanh nghiệp nên sử dụng số tiền dư thừa đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Công ty Cổ phần Máy và thiết bị dầu khí miền Bắc Việt Nam là để lại lượng vốn bằng tiền thế nào là hợp lý? Để xác định một cách chính xác lượng tiền này Công ty cần lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, kế hoạch về thu chi ngân quỹ của Công ty trong từng quý. Theo tính toán từ năm 1998 2008 trở lại đây vốn bằng tiền của Công ty luôn chiếm hơn 20 % tổng vốn lưu động với lượng tiền mặt nhiều như vậy là lãng phí vốn, vì vậy Công ty nên có biện pháp giảm lượng vốn bằng tiền xuống dưới mức 20% trong tổng vốn lưu động là hợp lý để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tuy nhiên nó không nhất thiết phải là một lượng cố định mà phải được điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình thực tế của Công ty trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần máy và thiết bị dầu khí miền bắc Việt Nam (Trang 90)