d- Độ bền hóa:
1.6.1- Cấu tạo của tường, vòm và cửa lò.
Tường lò bao gồm 2 tường bên và tường phía sau, vòm lò là dạng vòm phẳng, tường và vòm lò được lắp ghép lại bởi các tấm panen.
Kết cấu của mỗi tấm panen gồm: Khung panen được chế tạo từ các thanh thép hình V hàn lại với nhau. Mặt trong của khung có gắn các tai kẹp bông băng inox để giữ các lớp bông ép cos định với khung. Mặt ngoài của lớp bông ép được bao phủ bởi 1 lớp tôn hoặc thép không gỉ. Kích thước của panen được tính toán kỹ lưỡng để dễ dàng thay đổi kích thước của buồng
Bông gốm cách nhiệt được cắt và ép theo thiết kế của khung panen. Tùy thuộc vào nhiệt độ làm việc của lò và các thông số kỹ thuật khác như kích thước lò, độ cứng của khung…thì lớp bông ép có độ dày và tỷ lệ ép thích hợp nhằm thỏa mãn và dung hòa giữa các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và tiết kiệm năng lượng.
Khi dựng lò các tấm panen được gắn với nhau bằng bu lông thành các tường và vòm lò, khâu lắp ghép này phải đảm bảo được độ kín khít co vỏ lò để giảm thiểu sự tổn thất nhiệt và sự khó khăn khi vận hành lò. Các tấm panen tường lò được đặt trên lớp gạch chân lò( còn gọi là ghế lò), lớp này thường gồm 3 đến 5 hàng gạch xốp cách nhiệt, phía trong hai bên kênh lửa nằm dọc theo sườn lò có khoan các lỗ để lắp vòi đốt. Toàn bộ vỏ lò được đặt trên hệ thống chân lò làm từ các thanh thép chữ V có độ cao 700mm để tạo không gian lắp các vòi đốt.
Cửa lò cũng có kết cấu 3 lớp tương tự như tường và vòm lò nhưng nó được dựng thành 1 tấm panen lớn nhằm đảm bảo tính bền vững, vững chắc cho cửa lò khi đóng, mở Cửa lò được đóng, mỏ theo nguyên lý song phẳng (vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay) nhờ hệ thống khung cửa, hai bên thành cửa lò có các khóa dạng vô lăng để khóa chặt cửa lò khi nung đốt.