Khảo sát nhu cầu thông tin tại các huyện lựa chọn

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng di động GSM (Trang 55)

III) Giải pháp cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông

3.2)Khảo sát nhu cầu thông tin tại các huyện lựa chọn

Như đã trình bày ở trên, huyện là cấp có đơn vị chức năng làm nhiệm vụ quản lý KH&CN ở cấp thấp nhất về mặt lãnh thổ. Nhu cầu thông tin nói chung, nhu cầu thông tin KH&CN, thông tin chuyển giao công nghệ, nói riêng, trên địa bàn huyện là rất phong phú và đa dạng.

Trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đối với cấp huyện nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nói chung cùng với việc phân tích vị trí, vai trò của các Huyện lựa chọn trên địa bàn Tỉnh, Chúng tôi đã khái quát các nhóm đối tượng dùng tin với những nhu cầu thông tin cần được đáp ứng như sau :

a) Lãnh đạo cấp huyện và các ban ngành chức năng của huyện.

Đây là nhóm đối tượng dùng tin quan trọng, có tính quyết định tới định hướng phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, sản phẩm, hàng hoá chủ lực của địa phương ,… Nhóm đối tượng này vừa có nhu cầu thông tin tổng hợp về nhiều mặt để thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn của huyện, vừa cần những thông tin cụ thể để chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định ngành nghề, sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của huyện trong mối liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng kinh tế. Việc nắm bắt một cách đầy đủ, hệ thống các tài liệu, dữ liệu liên quan đến chủ trương, đường lối, kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương, của các ngành trên địa bàn là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm và bài học phát triển của các địa phương trong cả nước là nguồn tham khảo không thể thiếu đối với lãnh đạo cấp huyện. Đối tượng dùng tin này có rất ít thời gian cho công tác thu thập và xử lý thông tin, do vậy họ cần được cung cấp thông tin mang tính tổng hợp, đầy đủ, chính xác và cập nhật, phù hợp với việc chuẩn bị và ra các quyết định.

b) Nhóm các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chủ trang trại, các làng nghề truyền thống trong huyện.

Nhóm đối tượng dùng tin này khá đông đảo và đa dạng. Họ là lực lượng kinh tế nòng cốt của huyện, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho xã hội vừa là nơi tạo ra và giải quyết việc làm phi nông nghiệp tại chỗ ở huyện. Những đối tượng thuộc nhóm này luôn có nhu cầu bức xúc về thông tin thị trường, giá cả, thông tin về công nghệ, thiết bị cần thiết để đổi mới công nghệ, thông tin về kỹ năng quản lý doanh nghiệp, phát triển làng nghề, tăng năng suất, chất lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, nhất là thông tin về thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá làm ra. Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các doanh nghiệp và làng nghề hiện đang được quan tâm ngày một nhiều hơn. Đối với các doanh nghiệp, thời gian và thông tin đều là tiền của. Họ cần thông tin nhanh, chính xác và cụ thể.

c) Nhóm đối tượng đại chúng gồm đông đảo bà con nông dân, thợ thủ công, người lao động trên địa bàn huyện.

Đối với nhóm đối tượng này, họ quan tâm tới việc nắm bắt thông tin, tri thức khoa học và các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm áp dụng trong sản xuất, đời sống hàng ngày, nhất là thông tin về các giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với môi trường, sinh thái ở địa phương. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bằng áp dụng khoa học và công nghệ luôn là quan tâm của bà con nông dân. Các tri thức khoa học thường thức trong sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, dạy dỗ con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng làng xã văn minh, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc cũng là nội dung thông tin được bà con mong muốn tiếp nhận hàng ngày. Do trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, đối tượng này cần được cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và sát với thực tế. Thông tin theo kiểu mắt thấy tai nghe, thông tin nghe nhìn là loại được bà con hưởng ứng hơn cả.

d) Các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp (Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân,…)

KH&CN giúp các hội viên xoá đói, giảm nghèo và tổ chức sản xuất hàng hoá, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài địa phương. Phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ cho các hội viên. Do tính cộng đồng, gắn kết giữa các hội viên khá cao nên đối tượng dùng tin này cần được cung cấp những thông tin thiết thực, áp dụng có tính tập thể, phong trào, dễ lan truyền giũa các hội viên. Hình thức cung cấp thông tin qua các buổi sinh hoạt thưòng kỳ, các hội thảo, tập huấn, hội thảo đầu bờ, tham quan khảo sát, giới thiệu phim KHKT là rất phù hợp và dễ phát huy tác dụng.

3.2.2) Hình thức và cách thức thông tina) Hình thức thông tin a) Hình thức thông tin

Với những nội dung thông tin đa dạng và phong phú đã đươc nêu ở trên đòi hỏi cần phải có những hình thức và cách thức thông tin phù hợp với trình độ dân trí vốn còn hạn chế và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu ở địa phương vùng sâu, vùng cao như tại các Huyện thụ hưởng nhiệm vụ. Các hình thức thông tin được lựa chọn để cung cấp cho bà con bao gồm:

- Tài liệu văn bản: đó là các sách, bài tạp chí, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, các bản mô tả thiết bị, công nghệ (catalô sản phẩm), đặc biệt là các sách phổ biến kỹ thuật mới, các cẩm nang, tra cứu, tài liệu hướng dẫn, ... có thể được đọc trực tiếp trên máy tính tại Trung tâm thông tin KHCN Huyện hoặc in, sao ra giấy để đọc tại nhà khi có yêu cầu. Những tài liệu này còn là nguồn tin quan trọng cho các chương trình truyền thanh của Huyện, xã, thôn, bản.

- Tài liệu nghe nhìn, tài liệu đa phương tiện (multimedia): các phim khoa học và công nghệ giới thiệu và phổ biến các kỹ thuật tiến bộ, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, chăm sóc, bảo quản nông lâm, thuỷ sản. Các tài liệu đồ hoạ, âm thanh, tiếng nói, nhạc, ... có thể được xem trực tiếp tại Trung tâm thông tin KHCN của Huyện hoặc mượn về xem tại nhà, thôn bản cụ thể trên các phương tiện điện tử gia dụng (TV, đầu đọc VCD/DVD, ...). Các tài liệu nghe nhìn này có thể sử dụng rất hiệu quả cho các hội nghị, hội thảo hoặc các buổi sinh hoạt tập thể của các tổ chức, đoàn thể trong Huyên, xã, thôn, bản.

- Tài liệu điện tử trực tuyến: việc kết nối Internet cho phép truy cập và khai thác các nguồn tin điện tử trực tuyến trên mạng Internet, nhất là các tin tức thời sự trong nước và thế giới, các thông tin về giá cả, thị trường hữu quan, tin tức tuyển sinh của con em trong Huyện. Đặc biệt Bản tin điện tử Nông thôn đổi mới trên mạng VISTA và các bản tin về giá cả nông sản trên mạng Agroviet rất thiết thực với bà con.

- Tài liệu “sống”: đó là thông tin về các chuyên gia, các tổ chức tư vấn, chuyển giao công nghệ. Người dân có thể tra cứu trong CSDL chuyên gia để biết và liên hệ trực tiếp với các nhà khoa học, các chuyên gia (nguồn tài liệu “sống”) để được giải đáp thắc mắc, được tư vấn về những vấn đề chuyển giao công nghệ hoặc áp dụng kỹ thuật mới. Khả năng “tầm sư học đạo” được mở rộng và hiện thực hoá đối với mỗi người và ngay tại địa phương.

b) Cách thức thông tin

Trong quá trình triển khai và sử dụng mô hình, hình thành các kênh, dòng thông tin đa chiều, đảm bảo thông tin thông suốt từ trên xuống, từ dưới lên và giữa các địa phương trong Tỉnh.

Dòng thông tin từ trên xuống cần được thực hiện như sau: + Từ Trung ương xuống Tỉnh, huyện:

Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia cung cấp thông tin cho các Sở KH&CN và các huyện thụ hưởng thông qua Internet trên cổng thông tin KH&CN http://www.vista.gov.vn . Tại đây, các Sở KH&CN và các huyện thụ hưởng có thể nhận được thông tin cần thiết thông qua việc truy cập, tìm kiếm, tải về những thông tin từ các CSDL, các bản tin điện tử, các ấn phẩm KH&CN cũng như những thông tin phong phú về công nghệ, thiết bị cần bán hoặc nhu cầu cần mua công nghệ, thông tin về chuyển giao công nghệ trên Techmart ảo http://www.techmartvietnam.com.vn . Để nắm bắt các thông tin về sở hữu trí tuệ (như sáng chế độc quyền, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý v.v. cũng như thông tin về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá) các Sở

KH&CN và các huyện thụ hưởng có thể truy cập và khai thác thông tin tại các trang điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ(www.noip.gov.vn) hoặc trang thông tin của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (http://www.tcvn.gov.vn)

+ Từ huyện xuống xã

Thông tin từ huyện xuống xã, thôn bản cần được duy trì thường xuyên thông qua hình thức xuất bản và phát hành Bản tin khoa học và công nghệ huyện, qua các bản tin phát trên đài truyền thanh huyện, cung cấp tài liệu theo yêu cầu của xã, cung cấp phim KH&CN theo yêu cầu của xã, thôn.

+ Thông tin từ dưới lên:

Từ các xã, dòng tin, nhất là các yêu cầu thông tin và thông tin về kết quả ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, thông tin về kinh nghiệm sản xuất tiên tiến được gửi lên Trung tâm thông tin KH&CN huyện. Tại đây, yêu cầu tin được xử lý và đáp ứng bởi Trung tâm thông tin KH&CN huyện. Thông tin của các xã được phản ánh trong Bản tin KH&CN huyện hoặc phản ánh, cập nhật trên Trang thông tin điện tử của huyện.

Qua Bản tin KH&CN huyện và qua Trang thông tin điện tử của Huyện trên Internet, thông tin của huyện được truyền tải lên tỉnh và lên Trung ương. + Thông tin theo chiều ngang

Thông tin của huyện thụ hưởng cũng có thể được chia sẻ theo chiều ngang với các huyện khác trong tỉnh nơi chưa có mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và chuyển giao công nghệ, nhất là các huyện lân cận. Theo yêu cầu của các huyện trong tỉnh, Trung tâm Thông tin KH&CN huyện có thể đáp ứng bằng cách cung cấp tài liệu, phim KH&CN hoặc gửi thường xuyên các Bản tin KH&CN của huyện cho huyện bạn.

3.3) Nghiên cứu xác lập nguồn tin, quy trình xử lý tin.

3.3.1) Xác lập và thu thập nguồn tin

Để có các nội dung thông tin phù hợp cho các các đối tượng dùng tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên, không thể chỉ dựa vầo một vài loại nguồn tin phổ

thông, sẵn có mà phải có kế hoạch, chiến lược xác lập và thu thập nguồn tin một cách chủ động và có hệ thống, cần đề ra và thực thi quy trình xử lý thông tin phù hợp cũng như tạo ra khả năng truy cập, phân phối (phổ biến) thông tin một cách có hiệu quả.

Việc thu thập nguồn tin cần được tiến hành dựa trên việc khai thác các loại nguồn tin đa dạng và đa lĩnh vực như :

- Các văn kiện về chủ trương, đường lối, các định hướng chiến lược của Đảng. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Các tài liệu về quy hoạch phát triển, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các tài liệu về kết quả điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên và kinh tế-xã hội, các tài liệu thống kê chủ yếu,…

- Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp địa phương.

- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Các tài liệu về sở hữu trí tuệ, nhất là các tài liệu hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ địa lý, …

- Các tạp chí chuyên ngành về khoa học và công nghệ. - Báo chí Trung ương và địa phương.

- Sách và các tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học.

- Phim khoa học - kỹ thuật, các video clip, các chương trình truyền hình hướng dẫn áp dụng và phổ biến các kỹ thuật tiến bộ cụ thể.

- Tài liệu KH&CN của các địa phương.

- Tài liệu giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, thiết bị mới tại các Chợ Công nghệ và thiết bị quốc gia, vùng và địa phương; các triển lãm, hội chợ thương mại.

Do đặc thù người dùng tin ở cấp huyện, cấp xã, nên tuyệt đại đa số các nguồn tin được thu thập, xử lý và cung cấp là thông tin bằng tiếng Việt. Đấy vừa là đặc thù vừa là sự ưu việt của mô hình cung cấp thông tin cho các địa phương hiện nay. Mặc dù hiện có một số nguồn tài liệu bằng tiếng dân tộc ít người như Tầy, H’Mông, Ê-đê, Khơme, song do thời gian và năng lực hạn chế nên các nguồn tin này vào giai đoạn đầu có thể chưa được thu thập và xử lý. Vả lại, các nguồn tin bằng tiếng các dân tộc ít người hiện nay chưa nhiều, nhất là tài liệu KH&CN, hơn nữa, kinh nghiệm triển khai mô hình ở một số vùng đồng bảo thiểu số vừa qua cho thấy, bà con, đặc biệt là lớp thanh niên, hoàn toàn có thể sử dụng các tài liệu KH&CN bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt). Tuy nhiên, về lâu dài, nguồn tài liệu bằng tiếng các dân tộc ít người rất cần được từng bước thu thập và xử lý để cung cấp, phổ biến tới bà con ở các vùng dân tộc thiểu số, khắc phục hàng rào ngôn ngữ và hàng rào kỹ thuật số hiện rất trầm trọng.

3.3.2) Quy trình xử lý thông tin.a) Quy trình xử lý thông tin a) Quy trình xử lý thông tin

Thông tin thu thập được dưới các dạng rất khác nhau (sách, bài tạp chí, tiêu chuẩn, báo cáo nghiên cứu, phim KHKT, …) đều cần phải được xử lý qua các công đoạn cơ bản như sau:

- Nghiên cứu nội dung, xác định từ khoá và các điểm truy cập tài liệu (xác định các siêu dữ liệu đối với từng tài liệu phục vụ cho việc tìm kiếm trong CSDL, trong thư viện điện tử).

- Phân loại tài liệu theo Hệ thống phân loại thập phân (DC) phục vụ việc hệ thống hoá và tìm tin theo các mảng tài liệu.

- Biên soạn biểu ghi và cập nhật CSDL đối với từng tài liệu. - Số hoá từng tài liệu để cập nhật CSDL toàn văn.

- Bao gói trong CSDL, trong thư viện điện tử để lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin.

Tại mỗi huyện thụ hưởng, để đảm bảo thu được hiệu quả cao, việc tổ chức truy cập và phổ biến thông tin cần được triển khai một cách tổng hợp và đồng bộ theo các phương thức sau:

Thứ nhất :Truy cập và phổ biến thông tin tại chỗ, ngoại tuyến (off-line):

Trên cơ sở nguồn tin số hoá đã được cung cấp dưới dạng các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử, một yêu cầu tin cụ thể có thể được đáp ứng thông qua việc truy cập, tìm kiếm và nhận tại chỗ các thông tin đã được lưu trữ sẵn trong thư viện điện tử hoặc cơ sở dữ liệu tương ứng.

Trường hợp yêu cầu cần được cung cấp các tài liệu về một vấn đề (cây

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Tối ưu hóa mạng di động GSM (Trang 55)