Dàn ý: A Mở bài:

Một phần của tài liệu ÔN THI TUYỂN SINH 10 (Trang 31 - 34)

C. Kết bài : Nêu giá trị bài thơ : thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người miền nú i Liên hệ bản thân

2. Dàn ý: A Mở bài:

từ xưa đến nay : Dẫn ba bài thơ của ba tác giả .

B. Thân bài :

1) Hình ảnh vầng trăng trong ba bài thơ : là thiên nhiên tươi đẹp , là người bạn tri kỷ của con người trong chiến đấu ,lao động , trong cuộc sống hàng ngày .

2) “ Đồng chí”: + Trăng là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn .

+ “Đầu súng trăng treo” là sự gắn kết giữa thực tại – mộng mơ ; giữa chiến tranh – Hoà bình ; giữa cuộc đời – tâm hồn ; giữa chất thép – trữ tình .

+ Đó là hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của tác giả . 3) “ Đoàn thuyền đánh cá” :

+ Trăng là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui lao động + Là bức tranh thành quả lao động “ Cái đuôi em quẩy trăng vàng choé” 4) “Aùnh trăng” :

+ Vầng trăng đi theo suốt cuộc đời người , thành người bạn tri kỷ , là nghĩa tình .

+ Trăng cứ tròn vành vạnh , cứ im phăng phắc là quá khứ nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng vội quên quá khứ , phải sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

C.Kết bài :

- Trăng trong thơ ca là người bạn của con người .

- Trăng là biểu tượng đẹp thể hiện những phẩm chất cao quý của con người .

* Đề 2:

1.Yêu cầu :

- Nghị luận tác phẩm : phân tích nhân vật .

- Vấn đề nghị luận : Bé Thu là cô bé cá tính nhưng có một tình yêu cha sâu sắc .

2. Dàn ý:A. Mở bài: A. Mở bài:

- Giới thiệu truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn quang Sáng , lý do em biết - Nêu nhân vật bé Thu : vấn đề nghị luận .

B. Thân bài:

a) Tình yêucha sâu sắc ,mạnh mẽ của bé Thu :

- Lúc ông Sáu gọi con : hoảng sợ bỏ chạy -> tâm lý trẻ con .

- Ba ngày ông Sáu ở nhà : luôn xa lánh vì ông không phải người cha trong tâm tưởng nó. - Lúc chia tay : bé nhận cha -> tình yêu cha bộc phát mãnh liệt và đau xót.

b) Nghệ thuật :

- Tình huống éo le ,hợp lý .

- Miêu tả tâm lý trẻ con sâu sắc ,tự nhiên . - Ngôn ngữ nhân vật phù hợp .

C. Kết bài :

- Bé Thu là cô bé có cá tính mạnh mẽ đến ương ngạnh , nhưng chính vì thế mới bộc lộ tình yêu cha sâu sắc ,mãnh liệt .

- Liên hệ bản thân em :

Ôn thi tuyển sinh Tiết : 31 – 32

* Đề :

Câu 1 : (1đ) Vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu văn sau :

“Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ , trước mọi cái cao quý của cuộc đời , chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn”

(Thạch Lam – Theo dòng)

Câu 2 :(1,5đ)

a) Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu ? b) Hãy chỉ ra các thành phần biệt lập trong đoạn trích sau :

“Có người khẽ nói: - Bẩm , có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt , gắt rằng : - Mặc kệ !

Câu 3 :(1,5đ) Hãy đặt một tình huống trong đó người nói không tuân thủ một phương châm hội thoại mà có thể chấp nhận được . Giải thích vì sao ?

Câu 4 :(6đ) Thí sinh chọn một trong hai đề sau :

Đề 1 : Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp ,chống Mỹ qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến .

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc .

(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

* GỢI Ý :

Câu 1 :

- Câu văn có phép tu từ so sánh : tâm hồn con người với sợi dây đàn biết rung động (vật hóa một khái niệm)

-> Giúp ta hiểu được một cách cụ thể ý tác giả muốn nói đến một tâm hồn nhạy cảm dễ rung động trước cuộc sống

Câu 2 :

a) Các thành phần biệt lập (kể tên và nêu các khái niệm từng thành phần ) -Tình thái :

- Cảm thán : - Gọi – đáp : - Phụ chú :

b) Thành phần biệt lập trong đoạn văn : - Bẩm : thành phần gọi .

- có khi : thành phần tình thái . Câu 3 : Viết thành đoạn văn

Trong bệnh viện , một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hỏi bác sĩ trực : - Dạ… Thưa bác sĩ … Tình hình bệnh của tôi … như thế nào … ?

Bác sĩ cúi xuống đắp lại chăn cho bệnh nhân ,rồi đáp :

- Bác cứ yên tâm , cố gắng điều trị thuốc men đầy đủ sẽ chóng khỏi thôi ! …

-> Lời đáp của bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất : nói không đúng sự thật ! => Trường hợp này có thể chấp nhận được : Bác sĩ phải trả lời như vậy vì lòng nhân đạo

Câu 4 :

* Đề 1:

- Nghị luận về một hình ảnh trong các bài thơ

- Vấn đề : Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến

2) Dàn ý :

A. Mở bài :

-Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua támchữ vàng Bác tặng “Anh hùng bất khuất , trung hậu đảm đang” thể hiện nhiều trong văn thơ

- Dẫn hai bài thơ ? Tác giả ? B. Thân bài :

1).Hình ảnh người phụ nữ : dù Kinh hay dân tộc họ đều có những phẩm chất đáng quý : hiền hậu ,dịu dàng , yêu thương chồng con , con cháu , chịu đựng ,hy sinh vì gia đình ,vì cách mạng ,…

2) “ Bếp lửa” : Người bà trong hoài niệm của người cháu : Từ hình ảnh ngọn lửa đến cảm xúc thương bà biết mấy nắng mưa ; có tiếng tu hú ; có công thay con bà dạy bà chăm cháu , tần tảo ,lam lũ , chịu thương chịu khó ; . . .

3) “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Người mẹ Tà Oâi chịu đựng gian khổ nuôi con ,góp phần đánh Mỹ ; Mẹ đi giã gạo , mẹ đi tỉa bắp , mẹ đi chuyển lán ,đạp rừng ,… Mẹ luôn ước mong con lớn nhanh ,khoẻ mạnh ,lao động giỏi ,thành người tự do ,…

C. Kết bài :

- Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn cao đẹp trong mọi thời đại . * Đề 2 :

1)Yêu cầu :

- Thể loại : nghị luận về một đoạn thơ .

- Vấn đề : Nêu ước nguyện dâng hiến cho đời của tác giả .

2) Dàn ý :

A. Mở bài :

- giới thiệu đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải . - Nêu vấn đề :

B. Thân bài : 1) Khổ thơ 1:

- Điệp ngữ : Ta làm -> nhấn mạnh ước muốn - Đại từ : Ta -> chỉ chung cho mọi người .

- hình ảnh biểu tượng : con chim , cánh hoa , nốt trầm , -> nhỏ bé , gần gũi .

=> Thể hiện ước nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước , góp phần vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước

2) Khổ thơ 2:

- Câu đầu lặp lại đề bài : gợi cách cống hiến cho đời của Thanh Hải , sự khiêm tốn . - Điệp ngữ : dù là -> nhấn mạnh thêm ước muốn , tạo âm điệu nhẹ nhàng cho bài thơ . => Sự cống hiến cho đời một cách lặng lẽ , nhưng cống hiến suốt cả cuộc đời .

C. Kết bài :

- Nhắc lại đặc sắc chung về nghệ thuật và nội dung cả hai khổ thơ : điệp ngữ, hình ảnh gần gũi thể hiện ước muốn dâng hiến suốt đời cho quê hương , đất nước .

- Liên hệ bản thân .

Ôn thi tuyển sinh Tiết : 34 – 35

Một phần của tài liệu ÔN THI TUYỂN SINH 10 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w