C. Kết bài : Nêu giá trị bài thơ : thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người miền nú i Liên hệ bản thân
2. Dàn bài: A mở bài :
A. mở bài :
- Nhan đề : “Những người không chịu thua số phận”
- Đặt vấn đề mỗi người có những hoàn cảnh số phận riêng . Họ có cách khắc phục hoàn cảnh như thế nào ?
– Nêu vấn đề :
B. Thân bài :
1) Biểu hiện :
- Những hoàn cảnh không may : Thân thể không toàn vẹn ; gia đình nghèo khó ; … 2) Ý chí vươn lên :
- Những người không may đó đã nêu những tấm gương vượt lên số phận + Nguyễn Ngọc Ký : phải tập viết bằng chân .
+ Hoa Xuân Tứ phải dùng vai tập viết .
+ Đỗ Trọng Khơi ,Trần Văn Thước bị bại bại liệt vẫn viết văn làm thơ . 3) Đánh giá :
- Họ là những tấm gương không chịu thua số phận ,đã thành công . - Với con người lành lặn , có điều kiện tốt, chúng ta sẽ thế nào ?
C. Kết bài :
- Thể hiện lòng khâm phục những tấm gương vượt khó . - Bản thân có hướng phấn đấu .
Ôn thi tuyển sinh Tiết 29 – 30
* Đề :
Câu 1 : (1đ) Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuẫt độc đáo trong đoạn thơ sau :
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”
( Huy Cận)
Câu 2 :(1đ) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau :
“ Nhìn lũ con , tủi thân , nước mắt ông lão cứ giàn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu …”
Câu 3 :(2đ) Có câu thơ : “Không có kính rồi xe không có đèn” a) Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ bốn dòng ? b) Cho biết tên bài thơ ? Tác giả ? Hoàn cảnh sáng tác ?
c) Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa nào ?
d) Viết một đoạn văn diễn dịch ( 5-7 dòng) phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ
Câu 4 :(6đ) Thí sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Phân tích và so sánh hình ảnh trăng ( Vầng trăng ,mảnh trăng , ánh trăng ) trong các bài thơ :
Đồng chí ; Đoàn thuyền đánh cá ; Aùnh trăng .
Đề 2 : Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* GỢI Ý :
Câu 1 :
- Câu thơ đầu bằng nghệ thuật so sánh : mặt trời với hòn lửa-> thiên nhiên trở nên nhỏ bé và gần gũi trước con người .
- Câu thơ sau bằng nghệ thuật nhân hóa : sóng biết cài then , đêm biết sập cửa -> thiên nhiên vũ trụ trở nên gần gũi như con người .
=> Thiê nnhiên vũ trụ đã hòa nhập với con người , gắn bó với con người , con người đã làm chủ cả thiên nhiên vũ trụ .
Câu 2 : Phép liên kết : ( nhớ lại các phép liên kết thường dùng ?) - Phép thế : lũ con (c1) – chúng nó(c2) – chúng nó(c3) - Phép liên tưởng : bằng ấy tuổi đầu (c4) – trẻ con (c2)
Câu 3 :
a) Chép đúng khổ thơ cuối .
b) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật , sáng tác năm 1969 lúc tác giả tham gia chiến đấu ở chiến trường đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
c) “Trái tim” -> nghĩa chuyển : chỉ người lính lái xe với nhiệt tình cứu nước ,lòng yêu nước nồng nàn ,…
d) Viết đoạn văn :
- Cuộc chiến đấu gian khổ ,ác liệt ở tuyến đường Trường Sơn , làm những chiếc xe biến dạng , …( câu chốt )
- Những chiếc xe thiếu các phụ tùng , móp méo. – Nhưng chiếc xe vẫn chạy .
- Nhờ những người lính có một trái tim đầy nhiệt tình cách mạng , tình yêu tổ quốc ,… - Nhờ họ , những người lính đã làm nên chiến thắng .
Câu 4 : Đề 1 :
1) Yêu cầu :
- Nghị luận về một hình ảnh trong các bài thơ .
- Vấn đề : hình ảnh ánh trăng là biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của con người .