Giọng điệu trữ tình dân gian

Một phần của tài liệu Tính triết lý trong thơ Nguyễn Duy (Trang 101)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu trữ tình dân gian

Từ nhỏ Nguyễn Duy đã được đắm mình trong cái nôi văn hóa dân gian bằng những câu chuyện cổ của bà và những lời ru của mẹ. Vì vậy Nguyễn Duy đã dệt nên những giai điệu truyền thống, lối tư duy, cách cảm, cách nghĩ dân gian đã mang đến cho thơ ông giọng điệu trữ tình dân gian chân chất mà bình dị, gần gũi với đời sống dân dã của người dân quê.Giọng điệu trữ tình dân gian trong thơ Nguyễn Duy bắt nguồn từ việc ông tiếp thu nguồn mạch văn hoá dân gian - sử dụng chất liệu ca dao trong sáng tác thơ. Nguyễn Duy đã từng phát biểu:“ Đi vào ca dao là đi vào miền tâm linh không chỉ để học khôn mà còn học ngây thơ, học đạo lý đã đành thêm học tình, học nghĩa,

học sống, học cảm xúc, học rƣng rƣng, học thờ phụng, học làm ngƣời”(Lời

giới thiệu cho cuốn Bộ hành cùng ca dao của Lê Giang). Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, những câu ca dao từ lời ru của bà, của mẹ đã ngấm sâu vào ông, đi vào thơ ông tự nhiên như máu thịt. Thơ ông tràn ngập các hình ảnh quen thuộc, gần gũi mà dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong các câu ca dao: con cò bay lả bay la, khúc ca dao làm cầu, yếm đào, tay bầu bí, khúc dân ca bèo dạt mây trôi, cánh cò bay la đà, rau muống, mùng tơi, cái cò, sung chát, đào chua, bờ ao, đom đóm, hƣơng bồ kết, chú cuội, gốc đa, quạt mo, thằng bờm…

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xƣa như một khúc hát ru đưa hồn ta nhẹ nhàng trở về với những tình cảm sâu lắng mượt mà trong âm điệu của lục bát:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò… sung chát đào chua…

Ta đi trọn kiếp con ngƣời

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

Ta thấy giọng điệu trữ tình dân gian còn thể hiện qua việc bài thơ được kết cấu theo trình tự thời gian, tạo sự êm xuôi, mượt mà, sâu lắng:

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bƣởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao

Có khi Nguyễn Duy đã đưa nguyên cả câu ca dao vào thơ mình một cách sáng tạo:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xƣa

Miệng nhai cơm búng lƣỡi lừa cá xƣơng

Không chỉ vậy giọng điệu trữ tình dân gian trong thơ Nguyễn Duy còn vượt khỏi hình thức khuôn khổ của thơ lục bát, tràn cả sang tự do:

Sông Thao thêm một lần tôi tắm Thêm một lần tôi đến rồi đi

Gió cứ thổi trống không ngoài bãi vắng Tôi nhìn em để không nói năng gì

(Sông Thao)

Giọng điệu trữ tình dân gian làm cho hình tượng thơ gây ấn tượng sâu sắc, lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Dường như muốn đưa người đọc vào thế giới của sự ngây thơ trong chính mình, để thấm thía hơn cái lẽ đời và tình người. Chất trữ tình dân gian của thơ ông còn gắn liền với từng hoàn cảnh, tâm trạng: Khi là mẹ ru con (Mùa thu), đồng đội ru đồng đội (Lời ru

Cũng có lúc nhà thơ cất lên lời hát ru con (Tập ru con), hát ru vợ (Xin đừng buồn em nhé), ru thơ (Bao cấp Thơ), còn có cả Lời ru con cò biển, Lời ru

trong bão, Lời ru từ mũi Cà Mau và mượn cả Lời ru cuả cây, Lời của quả để

cất lên lời hát…

Đôi khi có thể thấy “lời ru” trong thơ Nguyễn Duy không êm xuôi nhưng ẩn sau lời ru ấy vẫn là cái tôi rất đỗi đằm thắm, đầy suy tư. Giọng điệu ru nhiều cung bậc, nhiều sắc thái gợi nên những xúc cảm đằm sâu trong lòng người đọc.

Thơ Nguyễn Duy còn là lời kể chuyện tâm tình với giọng kể thiết tha nhưng cũng thể hiện cái nhìn sắc sảo của lối tư duy biện chứng, thể hiện sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất.Về

làng là giọng kề tâm tình về làng ta nơi có cha, mẹ nghèo, lam lũ, đói rách

nhưng trong đó chúng ta vẫn thấy sự hóm hỉnh dù có lúc đó là cái cười ra nước mắt, sự nghẹn ngào, chát đắng. Với Cầu Bố, Đò Lèn là giọng trang trọng thành kính khi nói về người bà thân yêu với những kỷ niệm thơ ấu. Là giọng tự hào khi nhắc đến cha mẹ, đến nhà mình và dân làng trong suốt thời gian từ khi còn thơ bé đến khi trưởng thành. Còn với Trở lại khúc hát ru là những dòng thơ trĩu nặng suy tư, trăn trở về câu chuyện bi thương cảm động của người lính sau 8 năm xa nhà với khát khao được làm cha nhưng lại cay đắng ngậm ngùi, đổ vỡ niềm tin khi trở về vợ mình đã có một đứa con. Lời thơ cũng là lời ru như ứ nghẹn, đứt quãng nhưng nó cũng để gười đọc thấy được vẻ đẹp bao dung cao thượng của người lính, đánh thức nhân bản của con người.

Nhìn chung giọng điệu trữ tình dân gian trong thơ Nguyễn Duy khá phong phú, chuyển biến đa dạng, ông luôn có những sự đổi mới táo bạo trong sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy mà càng về sau thơ ông càng có giọng điệu trúc

trắc, không êm như trước thể hiện sự trăn trở, bâng khuâng, ngang tàng trong nhiều tác phẩm thời kỳ sau.

Thơ Nguyễn Duy là cái nhìn đa chiều, đa diện với hiện thực khách quan, vì vậy mà cách thể hiện giọng điệu cũng phong phú nhiều cung bậc. Tuy nhiên đặc trưng là nên sắc điệu của thơ Nguyễn Duy vẫn là giọng điệu trữ tình dân gian.

Một phần của tài liệu Tính triết lý trong thơ Nguyễn Duy (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)