5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giới thuyết khái niệm
Thơ ca trước hết là một loại hình nghệ thuật, nó chính là sự kết tinh và giao hòa đến độ thăng hoa giữa các cung bậc cảm xúc và trí tuệ của người nghệ sỹ. Trong đó, tính triết lý là một phương diện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là thơ. Vì thơ vừa mơ hồ khó tả, nhưng đồng thời cũng rất rõ ràng khi được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ.
Nhà phê bình V.Biêlinxki đã từng khẳng định “Thơ trƣớc hết là cuộc
đời ”. Nhưng đồng thời thơ lại là nghệ thuật, lại là cái đẹp. Nên nếu chỉ là
cuộc đời, thơ sẽ mãi chỉ là viên ngọc chưa mài. Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ, thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Thơ có khả năng đánh thức các tri giác, cảm xúc thẩm mỹ. Nghệ thuật chính là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực mà hiện thực của cuộc sống cần có sự trải nghiệm, có vốn sống, có sự tư duy. Người nghệ sỹ hướng về các vấn đề của cuộc sống, con người bằng cách đi vào chiều sâu tư tưởng của tác phẩm với mạch suy ngẫm mang tầm khái quát triết lý sâu sắc từ chính cảm xúc, tâm trạng và trí tuệ của nhà thơ mà sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật của mình.
Với mỗi tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mà đặc biệt là thơ, thơ là sự xuất thần trong khoảnh khắc chợt đến của người nghệ sỹ khi họ đang ngập tràn trong xúc cảm thực sự. Mà xúc cảm ấy có thể đã tồn tại trong lòng của nhà thơ từ lâu, cũng có thể nó vừa hiện hữu ngay trong phút chốc.
với mọi biến thái tinh vi của cuộc sống. Vì vậy nhà thơ luôn hoà vào cuộc sống, cũng luôn trăn trở, day dứt với cuộc đời, sống hết mình và luôn giao cảm với đời bằng tất cả các giác quan, và những chất liệu cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính tâm hồn nhà thơ. Từ đó bằng con mắt tinh tế của mình họ đã tìm ra chất liệu tinh tuý nhất từ cuộc sống để rồi chiêm nghiệm, suy tư, sàng lọc, đúc kết làm nên cái rất riêng của thơ ca.
Triết lý và triết học đều cùng một phạm trù, đó là thế giới quan và nhân sinh quan. Nhưng triết lý là thế giới quan kinh nghiệm nó khác với triết học bằng thế giới quan lý luận. Thuật ngữ tính triết lý hay tính trí tuệ có từ rất sớm. Khái niệm thơ trữ tình triết học gắn với những tên tuổi lớn của thế hệ những nhà thơ lớn trên thế giới như: Block, Schiller, Bretch, Claudel….
Tính triết lý trong văn học không phải là những gì khô khan thuần túy, nó cũng không phải là thơ mà ở đó lý trí lấn át cảm xúc. Tính triết lý được thăng hoa từ cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền hiện thực cụ thể mà chủ thể sống qua.Cảm xúc là khoảnh khắc một đi không trở lại, còn tính triết lý là một sự suy nghiệm.
Triết lý là phương tiện để mài sắc, vót nhọn tư tưởng của nghệ sỹ làm cho thơ trở nên tinh tế, nhạy bén và giàu hình tượng hơn. Nhưng triết lý trong thơ không phải triết lý suông, nó thông qua cảm xúc và tình cảm của nhà thơ. Ý nghĩa triết lý, tư tưởng được tạo lập, được toát ra từ hình tượng, hình ảnh, từ ngôn ngữ của bài thơ. Nó là sự trừu xuất từ những vật chất hiện hữu của bài thơ. Không phải triết lý chỉ được thể hiện rõ ràng ra trong một bài thơ hay một đoạn thơ, một câu thơ mà ngay cả những gì trong đầu óc nhà thơ đã bao hàm một ẩn tàng triết lý. Và khi đươc thể hiện ra, lập tức nó làm giàu, nâng cao hiệu quả thơ.
Sự tương quan giữa tư tưởng và sáng tạo thi ca bao giờ cũng có sự liên kết chặt chẽ, có khi ẩn kín, khó nắm bắt ngay lập tức. Sáng tạo thi ca và tư tưởng trong mối quan hệ tương hòa đều cùng phụng sự cho ngôn ngữ để cùng là sự sáng tạo. Tuy nhiên giữa hai bên đồng thời có sự ngăn cách, vì cả hai đều là những cái riêng biệt,“đều trú ngụ trên những ngọn núi cách biệt hẳn hoàn toàn”.Chính vì vậy, những quan niệm về tính triết lý trong thơ bao giờ cũng có vẻ như những quan niệm đầy nghịch lý, nhưng là sự nghịch lý trọn vẹn, hợp lý.