Van Đảo Chiều

Một phần của tài liệu 4.Thiết Kế hệ thống băng chuyền Phân loại sản Phẩm dùng VĐK AT89S52 (Trang 74)

Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng, mở hay chuyển đổi vị trí, để thay đổi hướng của dòng năng lượng

4.3.6.1. Nguyên lí hoạt động

Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều (hình 4.2): khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (12) thì cửa (1) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3). Khi có tín hiệu tác động vào cửa (12), ví dụ tác động bằng dòng khí nén, nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối với cửa (2) và cửa (3) bị chặn. Trường hợp tín hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dưới tác động của lực lò xo, nòng van sẽ trở về vị trí ban đầu.

Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn không điều chỉnh được

Hình 4.14 Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn điều chỉnh được

4.3.6.2. Ký hiệu van đảo chiều

Chuyển đổi vị trí của nòng van được biểu diễn bằng các ô vuông liền nhau với các chữ cái o,a,b,c… hay các chữ số 0, 1, 2, 3….

Vị trí “ không” được ký hiệu là vị trí mà khi van chưa có tác động của tín hiệu ngoài vào. Đối với van có 3 vị trí, vị trí ở giữa là vị trí “ không”. Đối với van có 2 vị trí thì vị trí “ không” có thể là “a” hoặc là “ b “, thông thường vị trí “b” là vị trí “ không”.

Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường thẳng có hình mũi tên, biểu diễn hướng chuyển động của dòng qua van. Trường hợp dòng van bị chặn được biểu diễn bằn dấu gạch ngang.

a o b a b

Hình 4.15 Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều

- Ký hiệu và tên gọi van đảo chiều (như hình vẽ)

a o b a b

Van đảo chiều 4/3 Van đảo chiều 3/2

Số vị trí Số cửa

Hình 4.17 Ký hiệu và tên gọi của van đảo chiều

a o b a b

Van đảo chiều 4/3 Van đảo chiều 3/2

Số vị trí Số cửa

Một số van đảo chiều thường gặp:

4.3.6.3. Tín hiệu tác động

Nếu ký hiệu lò xo nằm ngay bên phải của ký hiệu van đảo chiều, thì van đảo chiều đó có vị trí “không”, vị trí đó là ô vuông phía bên phải của ký hiệu van đảo chiều và được ký hiệu “0”. Điều đó có nghĩa là khí chưa có tín hiệu tác động vào nòng van thì lò xo tác động giữ vị trí đó.

a) Tín hiệu tác động bằng tay

Hình 4.20 Ký hiệu tín hiệu tác động

b) Tác độngbằng cơ

Hình 4.21 Ký hiệu tín hiệu tác động bằng cơ c) Tác động bằng khí nén

Hình 4.22 Ký hiệu tín hiệu tác động bằng khí nén d) Tác động bằng nam châm điện

4.3.6.4. Van đảo chiều 5/2 có vị trí “ không

- Tác động bằng cơ–đầu dò

Hình 4.24 Van đảo chiều 5/2 tác động bằng cơ-đầu dò - Tác động bằng khí nén:

Một số hình ảnh của van đảo chiều 5/2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.26 Van đảo chiều 5/2

4.3.6.5. Van đảo chiều 5/2 không có vị trí “ không”

Van đảo chiều không có vị trí “ không” là loại van sau khi tác động lần cuối lên nòng van không còn nữa thì van sẽ giữ nguyên vị trí tác động cuối cùng, chừng nào chưa có tín hiệu tác động lên phía đối diện của nòng van. Tác động lên nòng van có thể là:

- Tác động bằng tay, bàn đạp.

- Tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi vào hoặc đi ra từ hai phía. - Tác động trực tiếp bằng điện từ hay gián tiếp bằng dòng khí nén qua van phụ trợ.

Loại van đảo chiều chịu tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi vào hay đi ra từ hai nòng van hay tác động trực tiếp bằng nam châm điện từ hoặc gián tiếp bằng dòng khí nén đi qua van phụ trợ được gọi là van đảo chiều xung, bởi vì vị trí của van được thay đổi khi có tín hiệu xung tác độn lên nòng van.

 Van đảo chiều xung 5/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ 2 phía nòng van: Nguyên tắc hoạt động tương tự van đảo chiều 4/2 tác động bằng dòng khí nén điều khiển đi ra từ 2 phía của nòng van

Hình 4.27 Van đảo chiều 5/2 dùng tay gạt

Một phần của tài liệu 4.Thiết Kế hệ thống băng chuyền Phân loại sản Phẩm dùng VĐK AT89S52 (Trang 74)