Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm 1 Tác nhân gây bệnh.

Một phần của tài liệu Bệnh của tôm nuôi và phương pháp phòng trị - Chương 4 (Trang 37 - 38)

- Trị bệnh: Dùng một số kháng sinh trị bệnh cho ấu trùng tôm Oxytetracyline + Bactrim (tỷ lệ 1:1) nồng độ 13 ppm.

2.4.Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm 1 Tác nhân gây bệnh.

2.4.1. Tác nhân gây bệnh.

A

Bùi Quang Tề 87

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn dạng sợi: Leucothrix mucor ngoài ra có thể gặp một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp, Flavobacterium sp,... Các vi khuẩn này có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau gây

bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ. các vi khuẩn dạng sợi là vi khuẩn thuộc họ Cytophagaceae chỉ có giai đoạn tế bào dinh d−ỡng, chúng không hình thành quả thể và không hình thành bào tử. Chúng là vi sinh vật hoại sinh sống tự do trong n−ớc biển và cửa sông. Chúng có thể bám trên bề mặt ngoài của nhiều loài động vật thuỷ sinh. Chúng có khả năng phân giải xenlulose và kitin và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

2.4.2. Dấu hiệu bệnh lý.

Tôm mắc bệnh vi khuẩn dạng sợi th−ờng yếu, hoạt động khó khăn. Quan sát trên kính hiển vi phóng đại 100 lần, có thể nhìn rõ vi khuẩn trên bề mặt cơ thể, đặc biệt là ở đầu mút các phần phụ, ở tôm lớn vi khuẩn phát triển ở cả chân bơi, râu, bộ phận phụ của miệng, trên mang. Khi tôm nhiễm bệnh nặng mang đổi màu từ vàng sang xanh hoặc nâu. Lúc đó tôm lờ đờ, bỏ ăn khó lột xác và chết hàng loạt.

Hình 87: vi khuẩn dạng sợi trên các phần phụ của tôm

2.4.3. Phân bố và lan truyền bệnh.

Bệnh th−ờng gặp ở giai đoạn ấu trùng Mysis và Postlarvae của tôm he. ở Việt Nam khu vực −ơng ấu trùng tôm biển của Miền Trung vi khuẩn dạng sợi xuất hiện nhiều ở giai đoạn Mysis 2-3 và giai đoạn Postlarvae khi nuôi mật độ dày, môi tr−ờng đáy bẩn do tích tụ thức ăn thừa và vỏ Artemia. Các ao −ơng giống và nuôi tôm thịt th−ờng gặp khá phổ biến vi khuẩn dạng sợi, khi hàm l−ợng hữu cơ trong ao quá lớn và nuôi mật độ dày. Vi khuẩn dạng sợi gây bệnh ở nhiều loài tôm n−ớc ngọt và n−ớc mặn;

2.4.4. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Luôn giữ n−ớc trong sạch, bể −ơng phải xi phông đáy bể, hạn chế thức ăn d− thừa hoặc các mùn bãi đáy ao quá nhiều. Mật độ −ơng nuôi vừa phải. Thức ăn cho tôm thành phần dinh d−ỡng tốt và hợp cỡ từng giai đoạn của tôm.

- Trị bệnh:

KMn04 nồng độ 2,5 - 5,0ppm tắm thời gian 4 giờ Formalin nồng độ 50-100ppm tắm thời gian 4-8 giờ Formalin nồng độ 25ppm ngâm thời gian vô định Neomycin nồng độ 10 ppm ngâm thời gian vô định

Một phần của tài liệu Bệnh của tôm nuôi và phương pháp phòng trị - Chương 4 (Trang 37 - 38)