Nỗi ám ảnh với mọi người yêu thơ là chạm vào được bản thể của thơ. Thơ ngự trị ở đâu giữa cõi đời mênh mông này ?; thơ là một phần của đời sống hay đứng ngoài đời sống là những vấn đề cần nhận rõ trong quá trình xác định yếu tính của thơ. Như thế, việc giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống bao giờ cũng là công việc đầu tiên, cũng là cái đích mà mỗi người cầm bút đều cần thấu hiểu và hướng đến. Dù cách tân, dù đổi mới đến đâu, nghệ thuật sẽ không là gì nếu không vì cuộc đời mà sinh ra, vì cuộc đời mà tồn tại và phát triển. Bởi vậy, trong khoa nghiên cứu văn học, việc xem xét mối quan
hệ giữa văn học nói chung, thơ ca nói riêng với cuộc sống là một việc làm có tính tất yếu, bắt buộc.
Thơ luôn tìm về với cuộc sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse). Dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn ai hết, họ phải là người cảm nhận cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất. Trong hai mươi năm 1986-2006, đất nước có những chuyển biến to lớn trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, với cụm từ đặc trưng: đổi mới. Đổi mới để phát triển, phát triển vì đổi mới. Đất nước đi từ cơ chế kinh tế hạch toán bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, đa dạng hóa đa phương hóa. Những mặt đạt được là rất nhiều. Nhưng không thể phủ nhận rằng, xung quanh chúng ta, ảnh hưởng có phần hạn chế của cơ chế thị trường, của mở cửa, của hội nhập cũng khá nhiều. Đó phải chăng là do việc sàng, lọc của người tiếp nhận – nhân dân Việt Nam – vẫn còn chưa tinh, chưa chuẩn? Câu hỏi đó chắc chắn không thể trả lời trong ngày một ngày hai. Điều chúng tôi đang quan tâm trong luận văn này, chính là mối quan hệ giữa thơ ca và đời sống giai đoạn đổi mới? thơ ca đã làm được gì, hạn chế điều gì? Và những bàn luận, phê bình về vấn đề này trên Văn nghệ quân đội đã thỏa đáng chưa?
Nhìn lại hành trình thơ mấy mươi năm trước, phản ánh hiện thực đã được coi như một phẩm chất, một tiêu chí để đánh giá thơ suốt một thời. Những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng đều quán triệt tinh thần này. Chế Lan Viên yêu cầu thơ "tả sự thực", thơ nói "sự việc": “Làm nghệ sĩ là để tả sự thật. Vả chăng sau này muốn truyền cảm cho người đọc, cố nhiên không phải chỉ nói cái cảm xúc của ta mà phải nói cả sự việc. Nghe cảm xúc chưa hẳn độc giả đã hình dung lại sự việc. Nhưng nghe sự việc, nhất định độc giả sẽ nhờ đó mà cùng
ta cảm xúc” 3
. Nhà thơ Tố Hữu - lá cờ đầu của thơ ca cách mạng thì xác định: “Văn học phải xuất phát từ cuộc sống... Tách khỏi thực tế cuộc sống thì thơ ca sẽ như “cây nhổ khỏi đất”, “cá ra ngoài nước”. Tình cảm cách mạng là cái gốc sáng tạo của thơ và hiện thực cách mạng cũng chính là cái gốc để tạo nên sự giàu có và tươi đẹp của tâm hồn và tình cảm trong thơ. Quan niệm đó đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của ông.
Khái niệm hiện thực ở đây là khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp. Hiện thực ấy là hiện thực chiến đấu, hiện thực cách mạng, hiện thực được coi như mục đích cuối cùng của sự phản ánh nghệ thuật (Vì thế văn học cũng xa lạ với tư duy siêu hình, với những vùng bí ẩn của cuộc sống). Về cơ bản đấy là cái hiện thực đã được lựa chọn theo chiều hướng có lợi cho cách mạng. Hiện thực nào đi chệch khỏi quỹ đạo đó, lập tức bị tẩy chay (Màu tím hoa sim - Hữu Loan, Vòng trắng - Phạm Tiến Duật, Sẹo đất - Ngô Văn Phú). Hiện thực về con đường ra trận lúc ấy không phải là đau thương mất mát, đổ máu hy sinh mà là: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật). Đó là cái lý của thời chiến và thực tế đã cho thấy tác dụng hữu hiệu của cách lựa chọn hiện thực ấy.
Quan niệm về Quan hệ giữa thơ và hiện thực – đời sống trên Văn nghệ Quân đội (1986 – 2006)? Điều nhận ra trước hết là xét trên phương diện lý thuyết, đa phần các ý kiến bàn luận đánh giá trong hai mươi năm vừa qua đều thống nhất ở điểm: thơ và đời có mối quan hệ khăng khít với nhau, thơ phản ánh cuộc đời theo cách thức của riêng mình, không giống văn xuôi hay bất cứ một thể loại nào khác. Giống như cây xanh bám vào đất mẹ, thơ bám vào cuộc đời và lớn lên từ chính sinh khí cuộc đời đó: “Cội nguồn của thơ trước hết là dân tộc. Thơ dù cụ thể hóa hay trừu tượng hóa đến đâu cũng gần với
3
Chế Lan Viên (1999), Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, thuyết trình trong hội nghị cán bộ văn nghệ liên khu 4, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Giáo dục, tr.81.
dân tộc mình, thời mình sống” [98; tr. 101]. Một tác giả khác lại cụ thể hóa mối quan hệ đó bằng cách diễn đạt bóng bảy, hình ảnh: “Thơ với đời cứ thế gắn kết vào nhau bằng những mảnh nhiều màu lung linh mà làm nên hình hài số phận con người” [100; tr. 98]. Thơ ca là tinh chất, tinh túy của cuộc đời và của người nghệ sĩ, sự xuất hiện của những áng thơ đẹp giống như một phần thưởng vô giá giành tặng cho đời: “Mỗi bài thơ đẹp, khi đã cất cánh khỏi bản thân, có thể ví như một ánh sao, một tia lửa vừa lóe sáng, một bông hoa nở, một cánh buồm lộng gió vượt ra đại dương, một bóng chim vút băng mình lên không trung bay vào vũ trụ” [85; tr. 104]. Theo như nhiều ý kiến, ghi lại những buồn vui yêu giận, những thăng trầm biến cố của cuộc đời, của đất nước là một sứ mệnh cao cả của thơ ca, một thiên chức thiêng liêng mà nhà thơ được gánh lấy; đó cũng là một công việc đầy tính nghệ thuật chứ không chỉ đơn giản là ca ngợi, hay phê phán đơn thuần: “Tôi rất tán thành với ý kiến của một nhà văn lớp trước “tô hồng không phải là văn học, nhuộm đen cũng không phải là văn học”. Tô hồng và nhuộm đen là hai đầu mút của cực đoan là ấu trĩ đã qua cần dứt bỏ. Vừa hôm qua, hôm kia, có một bạn thơ nào đó kêu lên: thơ cần phải chống quan liêu tiêu cực, phải học tập ông Maia tham chiến quyết liệt vào. Nói thế, chỉ đơn giản như thế thì hạ giá thơ quá. Thực ra, sứ mệnh của các nhà thơ, niềm vinh quang của các nhà thơ cao cả và thâm trầm hơn nhiều. Trong những năm đất nước đầy cam go thử thách, có bao nhiêu vui buồn dữ dội đang xảy đến từng ngày, từng giờ, làm sao trái tim nhà thơ đập nhịp một chiều hoặc bình yên như hóa thạch” [44; tr. 106]. Trong rất nhiều ý kiến bàn luận tới điều này, chúng tôi nhận ra một số ý kiến khá sắc sảo, thể hiện cái nhìn tinh lọc và có chiều sâu của người viết. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh – một cây bút trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ cho rằng cần phải có sự khu biệt, phân biệt việc phản ánh hiện thực của thơ ca; thơ ca phản ánh hiện thực khách quan, nhưng cũng là nơi phản ánh hiện thực lòng
người: “Thơ là cách giãi bày, thổ lộ tuyệt diệu nhất, chứ không bao giờ là nơi phản ánh đời sống xã hội đầy đủ nhất. Vì thế chân dung tự họa của tôi đã rõ hình hài trong thơ” [67; tr. 110]. Nói như Tế Hanh, việc “giãi bày”, “thổ lộ” kia chính là “mệnh lệnh của trái tim”, vượt lên tất cả những mệnh lệnh giáo điều khô cứng, để nảy sinh ra tác phẩm: “Mà lúc nào thời nào cũng có thơ minh họa. Tôi nhớ câu nói của nhà văn Solokhop: người viết văn chỉ theo một mệnh lệnh của tim”. Còn theo mệnh lệnh cấp trên, người khác… thì là minh họa. Thời nào cũng chơ có thơ minh họa. Và không phải tất cả là minh họa, cũng như minh họa, thật ra cũng có bài hay chứ [45; tr. 113].
Đi vào cụ thể vấn đề, trong giai đoạn từ 1986-2006, câu hỏi đặt ra là: Liệu thơ và cuộc đời đã thực sự khăng khít và đúng hướng hay chưa? Đã làm được những điều mà những nhận định mang tính chung trên kia đề cập đến không? Về vấn đề này, số lượng bài phê bình, nghiên cứu trên Văn nghệ Quân đội chưa nhiều, nhưng phải nói rằng, nhiều bài có ý kiến sắc sảo, xác đáng. Xu hướng “hoài cố”, viết về chiến tranh, về người lính và những dư âm hậu chiến tiếp tục phát triển – như thế có nghĩa rằng ám ảnh và sự trân trọng quá khứ hào hùng của cha ông là một điều có thật trong bộ phận người viết thời kỳ đầu sau đổi mới. Đề tài này xuyên suốt trong nhiều bài thơ, và tụ lại ở những bài thơ đã đạt giải cao của Văn nghệ Quân đội: “Nhìn vào nội dung, có thể thấy cả bốn bài đều chủ yếu nói về những tổn thương, mất mát trong chiến tranh cũng như trong đời thường” [52; tr. 107]. Viết về chiến tranh, đề cao những mất mát, hi sinh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là một điều cần thiết, và đáng trân trọng, tuy nhiên, có một sự thực thời kỳ hậu chiến, thơ đã quá lạm dụng nỗi đau, nỗi buồn. Văn chương, thơ ca bao bọc bởi nỗi buồn thậm chí là u uất. Cùng là viết về chiến tranh, về kỷ niệm, nhưng thơ đã có bước chuyển thực sự từ cái tôi trữ tình mang tính cộng đồng sang cái tôi trữ tình cá nhân, mang màu sắc bi quan, chán nản. Về điều này, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: “Nhiều bài thơ ca
ngợi cái tôi, đi tìm cái tôi. Sự tìm về cái tôi cô đơn, tuy vậy không đến nỗi lạm phát. Người viết không đầu tư nhiều vào vạt này và cũng sớm nhận ra chỗ bế tắc của nó. Sự tìm về cái tôi bây giờ có chủ đề khác thời thơ mới. Cái tôi hôm nay đòi tồn tại để chống cái ta trừu tượng, phi nhân, chống sự tha hóa bản ngã”[55; tr. 105]. Các tác giả có chung quan điểm rằng, “trách nhiệm công dân” là một điều còn hạn chế trong các nhà thơ thời kỳ hậu chiến. Họ mải mê trong mê cung của sự hòai nhớ, tiếc nuối quá khứ và thất vọng về tương lai; trong cái cá nhân đơn lẻ và nhỏ bé; họ than thở, xót xa nhưng dường như vẫn là một kiểu “kêu rồi để đấy”, nó khác hẳn với tinh thần của thơ ca 30 năm trước đó. Và ở một chừng mực nhất định, thơ ca chưa làm tròn sứ mệnh của mình: “Nhưng thơ ta đã nói được những gì? Thơ đã không phản ánh được tâm trạng phổ biến của con người Việt Nam thời kỳ đó. Nhà thơ hoặc là ngại nói, hoặc là vẫn triền miên theo quán tính tư duy thơ thời kỳ trước. Chỉ có hai phương thức tồn tại với nhà thơ, hoặc là ngợi ca, hoặc là im lặng. Ba mươi năm chúng ta ngợi ca đúng, nhưng mười năm chúng ta im lặng sai”[70; tr. 94]. Thơ chưa làm tròn được sứ mệnh lịch sử của mình về phương diện mối quan hệ mật thiết với đời sống chính trị. Điều này dẫn tới việc mất phương hướng, mục tiêu, nói chỉ để nói, than chỉ để than trong một bộ phận thơ ca. Chất lượng của thơ vì thế mà đi xuống: “Thật sự thơ trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, bài dở nhiều hơn bài hay, người làm thơ thì quá nhiều mà thi sĩ thì quá hiếm. Có thể nói, trừ một số bài ít ỏi có dầy công tìm tòi, và một số tập thơ tâm huyết với đời và chiều sâu tâm trạng, còn tuyệt đại bộ phận thơ in hiện nay là những bài ca vu vơ thoát ly đời sống chính trị xã hội của đất nước, đi tìm một sự bình yên giữa cuộc đời xáo động, giãi bày những tâm sự nhỏ nhoi, thổ lộ những góc sân lạnh lẽo của tâm hồn” [70; tr.94].
Ở những bài viết khác, một số tác giả bằng cái nhìn sắc sảo và tinh thần dám nói, đã chỉ ra được “nhược điểm” hay là sự lặp lại nhàm chán trong đề tài,
trong cảm xúc của thơ. Họ cho rằng, điều đó là một trong những lý do khiến cho thơ sa vào bế tắc, lạc lối và xa lạ với bạn đọc. Thơ là cảm xúc, là câu chuyện của trái tim; nhưng đó phải là một câu chuyện có chiều sâu, thể hiện sự tìm tòi khám phá chứ không phải là một thứ “nước đường nhàn nhạt”, mang hương vị giả tạo như một tác giả đã nói. Qua hàng nghìn bài thơ gửi về tham dự các cuộc thi thơ của Văn nghệ Quân đội, tác giả Hồng Diệu – một người “có nghề” trong việc đánh giá các bài thơ dự thi, đã đưa ra nhận xét: “Vấn đề có lẽ là ở chỗ này: những người làm thơ bây giờ đã thấy phải đi thật sâu vào tâm tư con người, thể hiện được những gì đang đặt ra một cách bức xúc trong tình cảm những người lính, những người dân; và chỉ có thế mới mong có được những bài thơ hay, mới đáp ứng được yêu cầu của người đọc” [49; tr. 119]. Thơ “lụt lội” tình yêu, nỗi buồn, bi kịch… Điều đó liệu có cần thiết không? Vũ Quần Phương đã đưa ra những nhận định đầy tính “hiện thực”, một sự thật mà không phải ai cũng dám nói: “Thơ tình yêu tràn ngập trên sách báo, trong các buổi đọc thơ câu lạc bộ, ban đầu rất được tiếp nhận. Nay bạn đọc không còn háo hức như trước. (…) Nhiều quá lẩn thẩn và tủn mụn. Có những bài độc giả cũng thấy ngượng. Tình trạng này giống như ở nửa thế kỷ trước, báo chí khi đó cũng đã từng kêu vì lụt lội thơ tình (…) Nỗi buồn từng bị coi là một nhược điểm có tính thẩm mỹ, một thiếu sót về đạo đức cách mạng, giờ đây có phần được thơ nâng niu, cả cái buồn riêng tư lẫn cái buồn thời cuộc. Nhiều nỗi buồn sinh ra từ sự không vừa lòng với hiện thực cuộc sống, đây đó có thể gặp một thoáng chì chiết, mỉa mai, bất đắc chí. Cũng có nỗi buồn như để làm dáng, nó không thật thàn ra lập dị dở người”[55; tr. 104]. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu chỉ ra được đích danh đối tượng, xác đáng, không vu vơ như ví dụ về bài viết này nhìn chung còn khá ít trên Văn nghệ Quân đội.
Vấn đề “hiện thực và phản ánh hiện thực” của thơ là đối tượng nhận được sự quan tâm từ nhiều cây bút trong suốt hai mươi năm 1986 – 2006, trên Văn
nghệ Quân đội và trên tạp chí, tác phẩm khác. Các ý kiến luận bàn đều thống nhất ở điểm: thơ cần hướng đến cuộc đời, đến hiện thực. Nay hiện thực được phản ánh không phải chỉ ở bề mặt mà còn ở bề sau, bề sâu, bề xa, ở những góc khuất, thậm chí những xó tối... Hiện thực được phản ánh như nó đang có, vốn có. Nhiều nhà thơ vẫn trung thành với quan niệm thơ phải phán ánh hiện thực đời sống. Nhưng họ hiểu rằng: “Thơ là đau thương/ Thơ là hạnh phúc (Ý nghĩ cuối cùng về cửa biển – Anh Ngọc). Nhà thơ Ngô Thế Oanh “Tự nhủ”: “Anh hãy rời bỏ những gì quá xa vời dù có cao siêu/ Để trở lại thế giới thực quanh anh còn những người nhặt rác/ Anh hãy đi bộ dọc theo những ngõ phố hoàng hôn/ Để thấy trái tim mình đau thắt” (Tự nhủ - Ngô Thế Oanh). Với Thanh Thảo, thơ không thể xa rời đời sống khốn khó của nhân dân. Trong bài thơ Cái nhìn của tương lai, nhà thơ khẳng định một nền thơ mang khát vọng dân chủ và nhân đạo, tiến bộ không thể né tránh những thực tế nhức nhối của đời sống. Có