Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006 (Trang 26)

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với chồng chất khó khăn, muôn vàn phức tạp. Dẫu cho cuộc chiến đã lùi xa, tiếng súng đã chấm dứt nhưng hậu quả nặng nề của ngót nửa thế kỷ chiến tranh vẫn tiếp tục để lại những ảnh hưởng khiến cho đời sống thời hậu chiến vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. Để giải quyết những khó khăn thử thách trước mắt và phục hưng, phát triển đất nước, trong sự lựa chọn khẩn thiết, Việt Nam đã dứt khoát đi theo con đường đổi mới. Có thể nói, đổi mới là con đường tất yếu, duy nhất có ý nghĩa sống còn, là cái đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, cũng là nỗi khát khao cháy bỏng, là nguyện vọng khẩn thiết của toàn dân để thoát ra khỏi những khó khăn thử thách của một đất nước mà cuộc chiến tranh dai dẳng vừa đi qua. Chủ trương đổi mới đã được trình bày rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng. Chủ nghĩa xã hội đang phấn đấu thể hiện rõ tính ưu việt về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đỏi hỏi của thời đại, đối phó thắng lợi với mọi thử thách, đáp ứng những nhu cầu ngay càng cao của nhân dân. Đối với đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn. Nhiều năm nay, trong nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội có nhiều quan niệm lạc hậu, nhất là những quan niệm về công nghiệp hóa, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế, về phân phối lưu thông… Vì vậy, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn, thực

hiện được những mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra” 1. Trong diễn văn khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng nói: “Chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, thấy những sai lầm để sửa chữa”.

Công cuộc đổi mới khởi xướng từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước; đồng thời có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học và thơ ca.

Tiếp theo đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam (1996 - 2000) phát huy nội dung đường lối văn nghệ trình bày trong Nghị quyết 05 Đại hội V của Đảng, cùng với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đã nêu ra mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội; Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần dân tộc, các di sản văn hóa, nghệ thuật dân tộc, đi đôi với việc tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác để làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam, chống sự xâm nhập các loại văn hóa độc hại, khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Riêng về văn học, Đảng nhân mạnh: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật có giái trị tư tưởng nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác động sâu sắc xây dựng con người. Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính”[23; tr.10]. Đó là định hướng lớn của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, có ý nghĩa trực tiếp đối với sáng tác, lý luận, phê bình văn học. Hàng loạt cuộc hội thảo, đề tài khoa học các cấp dành

1

cho các vấn đề trên. “Đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà khoa học.

Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nói chung, thơ ca nói riêng nhận thức hiện thực cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của cá nhân tác giả. Lẽ dĩ nhiên, từ trước tới nay, bao giờ cũng vậy, không một tác giả nào từng tồn tại trong lịch sử mà không phải là con người sống giữa muôn vàn những diễn biến phức tạp, những vận động đổi thay của thời đại mình. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, khi mục tiêu lớn nhất của cách mạng đã chuyển đổi từ đấu tranh giải phóng dân tộc chuyển sang xây dựng và phát triển đất nước; văn học cũng không thể đứng ngoài những đổi thay ấy. Mặt khác, cũng cần khẳng định một điều không còn mới này: sáng tạo, không lặp lại, không một kiểu là quy luật của nghệ thuật, là lẽ trường tồn của văn học nghệ thuât. Những tác giả chân chính, có trách nhiệm với ngòi bút của mình, tâm huyết với sự phát triển của nền văn học lại càng cháy bỏng khao khát tìm tòi, đổi mới. Suy cho cùng thì công cuộc đổi mới nền văn học chính là sự thể hiện quy luật tất yếu của đời sống và quy luật tự đổi mới xuất phát và từ bản chât và đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật.

Trong hai mươi năm 1986-2006, các cuộc thi thơ được tổ chức khá đều đặn trên Văn nghệ Quân đội nói riêng, cũng như trên các tạp chí khác. Họat động này được xem như một đòn bẩy kích thích đời sống thơ phát triển, trên tất cả các phương diện như sáng tác, đón đọc, thẩm bình. Sau mỗi một cuộc thi thơ, chúng ta có thể có được những cái nhìn khá chính xác về sự vận động, phát triển của thơ ở đề tài, đội ngũ sáng tác, bút pháp…Về mặt này, Văn nghệ quân đội được xem là đơn vị đi đầu, với một loạt các cuộc thi lớn như: Cuộc thi thơ 1989-1990; Cuộc thi thơ 1996; Cuộc thi thơ 2002 – 2004…Từ những cuộc thi này, nhiều tài năng thơ ca đã nổi lên và dần khẳng định mình: Hồng Thanh Quang, Trương Nam Hương, Phạm Thị Ngọc Liên (Giải nhì cuộc thi

thơ 1989-1990); Lương Ngọc An, Nguyễn Hữu Quý (Giải nhì cuộc thi thơ 1996)… Đó là chưa kể đến các cuộc thi thơ khác được phát động trên các Tạp chí Văn nghệ, Sông Hương… Những cuộc thi này giống như chất xúc tác tạo tiền đề thuận lợi cho một phong trào sáng tác và tiếp nhận thơ rộng rãi trong xã hội.

Một phần của tài liệu Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006 (Trang 26)