0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu SKKN TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS (Trang 30 -30 )

b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường chưa có Hội đồng tư vấn. [TC2.04.01]

- Hội đồng tư vấn chưa có ý kiến góp ý bổ sung tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện các quyết định thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình. [TC2.04.02]

- Sau mỗi năm học Hiệu trưởng chưa có đánh giá hoạt động của Hội đồng tư vấn. [TC2.04.03]

2. Điểm mạnh: Không.

3. Điểm yếu: chưa có Hội đồng tư vấn, nhận thức về hoạt đồng chưa đầy đủ. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hàng năm thành lập, kiện toàn tổ chức của Hội đồng tư vấn, xây dựng quy chế làm việc.

- Trong mỗi kỳ họp Hội đồng tư vấn luôn phát huy tính dân chủ, nghiêm túc phê bình và tự phê bình đảm bảo quy chế dân chủ trong cơ quan.

- Hàng năm đều tổng kết đánh giá những hoạt động đã làm.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt.

Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường có 3 tổ chuyên môn: tổ KHTN; Tổ KHXH, tổ Ban chung, có kế hoạch công tác cụ thể (của riêng từng tổ) triển khai theo từng tháng dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường. 3 tổ chuyên môn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học. [TC2.05.01]

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần về các hoạt động phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ: hoạt động hội giảng các cấp (cấp trường, huyện), hội thảo chuyên môn và các chuyên đề. [TC2.05.02]

- Sau một tháng hoặc sau kỳ học rà soát lại các công việc đã làm, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của từng tổ chuyên môn. Ví dụ: khảo sát chất lượng giảng dạy, chất lượng học sinh, kết quả hội giảng, hội thảo của từng giáo viên sau đó xếp loại thi đua. [TC2.05.03]

2. Điểm mạnh:

- Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục.

- Đại đa số các đồng chí đã công tác lâu năm trong nhà trường, có nhiều kinh nghiệm làm việc ở trường tiên tiến .

- Trình độ tay nghề chuyên môn của giáo viên khá vững vàng, ổn định, tỷ lệ giáo viên giỏi cao (có giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh).

3. Điểm yếu:

- Số lượng giáo viên mũi nhọn ở một số môn, một số khối lớp còn ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong cả năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo từng tháng. Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đã xây dựng.

- Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 lần/1tháng. Nội dung của các buổi sinh hoạt chuyên môn chủ yếu tập trung vào:

+ Hội giảng các cấp.

+ Hội thảo các chuyên đề, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.

+ Trao đổi những nội dung cần thiết cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. + Kiểm tra hồ sơ, rút kinh nghiệm giờ giảng.

- Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, phân tích kỹ những mặt đã làm, chưa làm được và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của nhà trường (Tổ quản lý nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu SKKN TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS (Trang 30 -30 )

×