Đánh giá công tác sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 29)

phát triển nông thôn hà nội

1. Những tồn tại

1.1. Từ các cơ quan quản lý

Sau năm 1986, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sau năm 1990, có hai pháp lệnh cơ bản ngân hàng ra đời đã đánh dấu một bước tiến lớn về cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng tại Việt nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và tín dụng, là ngân hàng phát hành đồng thời là ngân hàng chủ đạo trong hệ thống ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống ngân hàng không ngừng củng cố, và phát triển một cách mạnh mẽ mà còn góp phần tích cực vào những công cuộc đổi mới cho Nhà nước, đáng nói là nạn lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội. Những thành tựu đó đạt được trong hoàn cảnh mà nền kinh tế nước nhà đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào năm 2008 và thiên tai gây ra

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đống góp to lớn cho đất nước nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót và bất cạp trong khuôn khổ pháp lý, đào tọa cán bộ, chất lượng hiệu quả trong quản lý và trong kinh doanh, kinh nghiệm… chưa đáp ứng được đầy đủ về yêu cầu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phục vụ thật tốt và đem lại hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. trong khi theo chủ trương mới của Đảng và Nhà nước “ Đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp”.

Luật ngân hàng nhà nước, và luật các tổ chức tín dụng, đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 nhưng việc xây dựng các văn bản để thi hành luật tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, thời gian chậm, chưa hoàn chỉnh; một số chính sách, quy định không còn phù hợp chưa được sửa chữa bổ sung một cách kịp thời, đã gây rất nhiều khó khăn đối với việc nâng cao

chất lượng tín dụng, và hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.

Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ chậm được đổi mới, công cụ quả lý hành chính trực tiếp không còn phù hợp, và kém hiệu quả vẫn còn được sử dụng. Các công cụ gián tiếp trong hoạch định và thực hiện, và thi hành chính sách còn lạc hậu sơ khai. Việc đổi mới cơ chế điều hành các dịch vụ của ngân hàng còn kém, phải tiếp tục hoàn thiện để nâng cao tính linh hoạt, và khả năng ứng phó với cơ chế thị trường đầy biến động của nền kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất còn mang nặng tính trực tiếp. Việc xây dưng thị trường tiền tệ thứ cấp là một khâu rất rất quan trọng và then chốt của chính sách tiền tệ, nhưng triển khai còn rất chậm

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, và giữa khách hàng với chính ngân hàng đã đóng góp vào nâng cao hiệu quả chu chuyển vốn, dòng tiền trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng tình trạng bất cập ở đây đó là thanh toán bằng tiền mặt còn diễn ra rất phổ biến, làm cho việc điều hòa lưu thông tiền tệ ,và quả lý ngân quỹ rất khó khăn, phân tán, tốn kém chi phí, ảnh hưởng lớn đến việc hiện đại hóa công nghệ vào trong hoạt động ngân hàng và cấu trúc lại hệ thống.

Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trong chính sách tài chính- tiền tệ còn thiếu chặt chẽ. Những hạn chế nói trên phần nào giảm hiệu lực quản lý, điều hành của Ngân hàng nhà nước cũng như cản trở việc đổi mới công cụ chính sách tiền tệ, và hệ thống thanh toán.

Năng lực tài chính của nhiều ngân hàng thương mại còn rất yếu, vốn tự có nhỏ, chất lượng tín dụng thấp, đang làm cho hoạt động tín dụng thiếu lành mạnh, có nhiều rủi ro, đe dọa nền tảng tài chính của các ngân hàng thương mại. Điều này, một mặt phản ánh năng lực quản lý của các ngân hàng thương mại, mặt khác cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh té nói chung còn thấp.

Năng lực điều hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong các lĩnh vực tín dụng ,và kinh doanh dịch vụ. Các chỉ tiêu về lệ phí nghiệp vụ khả năng sinh lời của phần lớn các ngân hàng thương mại trong nước đều thua kém, và hoạt động không bằng các ngân hàng trong khu vực . Đây chính là thách thức to lớn của ngân hàng Việt nam, về sức cạnh tranh quốc tế ở trong nước cũng như nước ngoài khi mà xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt hơn là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc tế( WTO).

Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ và viên chức trong hệ thống ngân hàn chưa đáp ứng được ngày càng cao của nền kinh tế thị trường đó là sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí các cán bộ viên chức đang còn nhiều thiếu sót. Một số bọ phân cán bộ và viên chức ngân hang thoái hóa, biến chất, tham nhũng hối lộ tiếp tay cho kẻ xấu gây tổn thất lớn về tiền của của Nhà nước và nhân dân

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng không được coi trọng đúng mức, chất lượng hiệu quả kém, thiếu nghiêm khắc trong việc xử lý sai phạm. Điều đó đã tạo khe hở cho những vụ phi phạm pháp luật nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến nền tảng tài chính, độ an toàn và uy tín của cả hệ thống ngân hàng.

Vai trò của tổ chức Đảng và đảng viên trong ngành ngân hàng chưa được xây dượng và phát huy đúng mức, nhất là trong việc đấu tranh ngăn ngừa tiêu cực, làm cho hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh, quán triệt, và thực hiện có hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước một cách hợp lý.

Thủ tục vay vốn ngân hàng khá phức tạp, có nhiều loại hồ sơ người vay phải đi xin rất nhiều chữ ký, và con dấu, và khi đi xin còn có nhiều vấn đề trong bộ máy quản lý của Nhà nước, và nhiều bất cập trong hệ thống các cấp.

Thực trạng nói trên, đã phần nào phản ánh tính phức tạp của quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng với nhiều khó khăn. Thực hiện theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhận rõ thành tựu ,cũng như

tồn tại và yếu kém của mình trong thời kỳ mới, đi liền với những thời cơ, thuận lợi, còn có những thách thức và khó khăn to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những thay đổi về cơ bản để có thể thích nghi được trong một môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh, và có thể vững chắc trong tương lai.

1.2. Tồn tại từ phía ngân hàng

Ngân hàng hoạt động cũng đã có nhiều than tựu, nhưng không thể tránh những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh

- Các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng tuy có tăng lên nhưng chất luongj thành công và đem lại lợi nhuận chưa được cao trong các khoản cho vay, và cần đầu tư nghiên cứu cho vay them các thành phần kinh tế khác từ đó tìm ra được các ưu thế và khai thác triệt để nhằm nâng cao hiệu quả cũng như cho vay

- Tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng đã có xu hướng ngày một giảm nhưng các cán bộ công nhân viên cần làm việc tích cực hơn để hoàn thành tốt công việc tín dụng dang là vấn đề càn coi trọng trong các ngân hàng hiện nay, Các nhà quản lý ngân hàng cần đôn đốc và kiểm tra để công tác sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

- Xu hướng ngày càng cao của nền kinh tế là các của hàng tư nhân và buôn bán nhỏ ở Việt Nam ngày càng nhiều và chính như vậy ngân hàng cần chú trọng hơn khi cho các cá nhân, Hộ gia đình vay, không chỉ để ý riêng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

- Nguồn vốn huy dộng được của ngân hàng ảnh hưởng nhiều đến công tác sử dụng vốn. Tuy nguồn vốn huy động được có tăng nhưng không ổn định qua các thời kỳ của ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢTRONG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG TRONG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘII. Định hướng hoạt động trong thời gian tới I. Định hướng hoạt động trong thời gian tới

1. Định hướng trong công tác sử dụng vốn.

Mở rộng them các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng không chỉ có cho vay vốn mà còn đầu tư vào các hoạt động tín dụng bao gồm như là: kinh doanh các bất động sản khi mà bất động sản đang có nguy cơ phá sản thì cần phải ngiên cứu kỹ trước khi đầu tư, vì lĩnh vực này rất nhiều rủi ro. Mở rộng thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì người dân cũng như các doanh nghiệp hạn chế dùng tiền mặt khi thực hiện các hoạt động giao dịch, và nhiều các lĩnh vực khác…

Tập trung đầu tư và rót vốn cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần quan tâm và chú trọng các dự án vay vốn thực hiện các chương trình của Chính phủ phê duyệt

Tập trung và tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có đầy dủ hồ sơ pháp lý trong hoạt động cho vay, các doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn trong quá trình ký kết hợp đồng cho vay với ngân hàng.

2. Một số những chỉ tiêu cần đạt trong những năm tới.

- Dư nợ tăng 10-15%

- Khống chế tỷ lệ mức nợ xấu ở mức dưới 3%.

- Tăng thu dịch vụ đảm bảo vượt mức kế hoạch được giao. Nâng cao phát triển các hoạt động dịch vụ để đa dạng hóa và tăng nguồn thu phí tín dụng. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc lấy hoạt động tín dụng là nền tảng để khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.

- Đảm bảo thực hiện chỉ tiêu thu nợ XLRR mà ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w