CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU RA THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam (Trang 38)

TRƯỜNG THẾ GIỚI

2.2.1 Cơ hội

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận được thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang bằng với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Đây cũng chắnh là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tiếp cận được với nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới. Trước đây, Đông Âu Ờ các nước SNG cũ là thị trường xuất khẩu chắnh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hiện nay, thị trường này đã suy yếu, và hàng thủ

công mỹ nghệ Việt Nam đã hướng tới những thị trường mới có tiềm năng lớn hơn như Nhật Bản, Mỹ, EUẦ

Việt Nam sẽ được tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhờ quá tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế của ḿnh, bởi lẽ, thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, có năng lực quản lý ở trình độ cao, hệ thống tài chắnh, tiền tệ phát triển. Như vậy, Việt Nam sẽ tiếp nhận những công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất theo hướng Ộđi tắt đón đầuỢ. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng được hưởng lợi ắch từ chắnh sách mở cửa nền kinh tế này của Việt Nam. Ngành có khả năng tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất, và học tập được kinh nghiệm về công nghệ sản xuất cũng như quản lý từ các nước hàng đầu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước ASEAN

2.2.2 Thách thức

Thách thức lớn nhất đối với hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong quá trình xuất ngoại hiện nay là tình trạng vi phạm bản quyền. Hiện nay, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn chưa tìm ra lối thoát cho tình trạng sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền giữa các doanh nghiệp dẫn đến hạn chế sự phát triển. Hiện nay, tình trạng ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm đang diễn ra một cách thô bạo. Điều này đã hạn chế rất lớn sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ. Chẳng hạn, trong một triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức tại Đức mới đây, nhiều khách tham quan phản ánh có đến 3 doanh nghiệp trưng bày một sản phẩm giống hệt nhau từ chi tiết đến nguyên liệu. Điều này đã khiến không ắt đối tác nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm về doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Sở dĩ hiện nay các doanh nghiệp lười đăng ký bản quyền là do họ vẫn kinh doanh theo lối Ộchụp giậtỢ, chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa có định hướng lâu dài cho sự phát triển bền vững. Mặt khác, căn bệnh này cũng là do một số thủ tục pháp lý gây nên. Chúng ta đã có Luật Sở hữu trắ tuệ nhưng thủ tục đăng ký bản quyền còn rườm rà, rắc rối, có nhiều chồng chéo, mang tắnh chất hành chắnh. Quản lý thì quá lỏng lẻo so với các nước trong khu vực chứ chưa nói gì đến thế giới. Thời gian hoàn thành quá lâu khiến nhiều doanh nghiệp nản mà bỏ cuộc.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước chưa xứng với tiềm năng về nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động

hơn 10 triệu người của ngành này. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của các doanh nghiệp hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường. Hiện nay, đầu ra lớn nhất của thủ công mỹ nghệ Việt Nam là thị trường Mỹ và EU.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại không am hiểu về văn hóa của họ, chỉ đưa ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên mất rằng người tiêu dùng cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng Ộlệch phaỢ với nhu cầu của thị trường và Ộchậm tiếnỢ so với các đối thủ cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc thiếu thông tin dẫn đến không nắm bắt được giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường, chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài... trong khi những thông tin này lại vô cùng cần thiết đối với những người làm kinh doanh.

Điều mà các doanh nghiệp cần hiện nay là có một trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đẩy mạnh phát triển thị trường từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ mới được Thủ tướng Chắnh phủ ký quyết định thành lập. Các doanh nghiệp hy vọng đây sẽ là nơi xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, giúp họ giữ gìn, bảo hộ bản quyền, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w