ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam (Trang 32)

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY

1.4.1 Ờ Ưu điểm.

Trong thời gian qua do yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ trên thị trường xuất khẩu nên Công ty đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Thứ nhất, Công ty đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức nhiều đợt khảo sát thị trường nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thêm một số thị trường mới. Từ lãnh đạo Công ty cho đến các phòng kinh doanh đều thiết lập quan hệ tốt với các cơ quan thương vụ đã hỗ trợ cho xuất khẩu của công ty.

Thứ hai, Công ty còn cắt cử những cán bộ nhiệt tình, năng nổ đi về các làng nghề tìm nguồn hàng cho xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm những sản phẩm có nhiều khả năng xuất khẩu cũng như các sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho Công ty.

Thứ ba, Công ty tắch cực tham gia gửi mẫu hàng đi các hội chợ, giới thiệu trên nhiều thị trường thông qua các kênh xúc tiến thương mại do Nhà nước, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức, bao cấp mọi chi phắ cho các cán bộ của Công ty đi khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn hàng, chi phắ mua hàng mẫu và gửi hàng mẫu ra nước ngoài.

Thứ tư, Công ty đã khai thác thêm được một số thị trường mới như: Mỹ, Anh, Đức, Brazil...nâng tổng số thị trường xuất khẩu mặt hàng lên 23 nước, tăng 2, 5 lần so với thời điểm năm 1999.

Về tiềm lực, đội ngũ quản lý thiết kế tài giỏi:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được mục đắch và nội dung hoạt động của công ty.

Nghiên cứu khả năng sản xuất của công ty phù hợp với nhu cầu thị trường.

Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt đồng sản xuất kinh doanh của công ty.

cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phắ, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có l ai.

Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Hình thức đa dạng và phong phú :

Artexport có nguồn hàng xuất khẩu đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại đáp ứng được nhiều khách hàng với nhiều thị trường khác nhau, có khả năng thoả mãn được nhiều tầng lớp khách hàng và nhiều thị trường với những nét truyền thống văn hoá đa dạng, sản phẩm có nhiều thiết kế về kiểu dáng và chất liệu nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộm và tin dùng.

1.4.2 - Nhược điểm.

1.4.2.1- Hạn chế và khó khăn từ phắa công ty:

Mặc dù lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hết sức nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng hoạt động mở rộng thị trường của Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề.

- Có được thị trường nhưng Công ty ắt giữ được thị trường và đánh mất nhiều thị trường cũ.

- Kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường nhỏ, không ổn định, thị phần thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của các khu vực thị trường.

- Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng hoá, thiếu những mặt hàng mạnh nên xuất khẩu còn nhỏ lẻ, vắ dụ như thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những khu vực khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm có chất liệu mới....và sản phẩm ắt thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nên không thu hút đýợc khách hàng.

- Không đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn của bạn hàng nước ngoài.

- Giá thành xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao, chất lượng một số sản phẩm còn thua kém các đối thủ khác như Trung Quốc, Thái Lan....do đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài.

- Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đặt đúng vị trắ quan trọng, sản phẩm xuất khẩu dù rất có khả năng thâm nhập nhưng vẫn mang nặng tắnh chuẩn bị hoặc khởi động nhiều hơn là nhằm thu lợi nhuận nhanh chóng. Công ty tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đắch chắnh là tìm hiểu và thăm dò thị trường. Chưa tận dụng cơ hội một cách triệt để như bán hàng, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác lâu dài...

- Thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu của thị trường để phân đoạn thị trường theo sản phẩm cho phù hợp, vắ dụ như mây tre có thể thâm nhập thị trường nào, gốm sứ có thể thâm nhập thị trường nào, hay có thể kết hợp các loại sản phẩm hay không, có thể khai thác thêm sản phẩm mới cho thị trường đó hay không... để đạt được mục đắch cuối cùng là tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng kim ngạch, lợi nhuận mà lại được thị trường đánh giá cao và tiếp tục tiêu thụ hàng của công ty.

- Công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin về biến động thị trường thế giới.

- Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tắnh bị động và thiếu định hướng. Khách hàng tìm đến Công ty nhiều hơn chứ không phải Công ty tìm đến khách hàng. Khá phụ thuộc vào những bạn hàng lớn nên với biến động lớn Công ty thường bị động (cụ thể, khi I rắc xảy ra chiến tranh, công ty mất đi một bạn hàng lớn có kim ngạch đứng đầu, các hợp đồng đã kắ với I rắc không thể thực hiện). Trước tình hình đó công ty phải chuyển hướng kinh doanh, tắch cực hơn cho những mặt hàng khác và thị trường khác (trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ). Như vậy sự mất cân đối trong cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng đã buộc công ty phải đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tình hình thị trường thế giới biến động.

Doanh nghiệp nào trong kinh doanh đều có những tồn tại, hạn chế của mình. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm còn yếu đó. Như vậy, tuỳ theo mục tiêu đang đặt ra sẽ cho phép doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tốt hơn.

1.4.2.2- Hạn chế và khó khăn từ môi trường vĩ mô.

Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chắnh sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là vắ dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù vị trắ địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tắnh chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY

ARTEXPORT

2.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w