THI GHÉP TIẾNG THÀNH TỪ

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng việt lớp 2 (Trang 42)

MỤC ĐÍCH

- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép 2 tiếng thành một từ có nghĩa chung - Rèn kỹ năng nhận diện từ (gồm 2 tiếng) dựa vào nghĩa thường dùng; luyện tác phong nhanh nhẹn khi ghép từ.

CHUẨN BỊ

- Làm các bộ quân bài bằng bìa (kích thước mỗi quân bài khoảng 5cm x 15cm) đủ cho số nhóm tham gia thi; mỗi bộ gồm 24 quân, ghi các tiếng sau:

yêu (8 quân), thương (4 quân), quý (3 quân), mến (6 quân), kính (3 quân). - Băng dính để ghép 2 mảnh bìa ghi tiếng thành 1 từ (2 tiếng), nếu có. - Cử trọng tài tổ chức và điều khiển cuộc thi; 01 đồng hồ để tính thời gian (nếu có)

CÁCH TIẾN HÀNH

- Lập các nhóm thi ghép tiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 3- 4 người) , cử nhóm trưởng điều hành hoạt động trong nhóm và tham gia đánh giá kết quả của các nhóm khác.

- Trọng tài phát cho mỗi nhóm 1 bộ quân bài (gồm 24 quân ghi các tiếng nêu ở mục Chuẩn bị); nếu yêu cầu: ghép thành 12 từ, mỗi từ gồm 2 tiếng, có nghĩa chung.

- Sau khi trọng tài hô "bắt đầu", các nhóm dùng bộ phận quân bài để ghép từ (xếp theo từng cặp 2 quân lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính gắn 2 quân bài ghi tiếng để thành 1 từ)

- Nhóm nào xong trước cần báo cho trọng tài biết để ghi nhận; hết thời gian khoảng 5 phút (hoặc 3 phút), các nhóm chưa xong cũng phải dừng lại; trọng tài cùng các nhóm trưởng lần lượt đi dến từng nhóm xem kết quả, đánh giá và cho điểm theo đáp án sau:

+ 24 quân bài ghép được 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng): Yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến.

- Dựa vào điểm số, trọng tại xếp giải Nhất, Nhì, Ba...

* Chú ý: Nếu các nhóm có số điểm bằng nhau, nhóm nào xếp xong trước hoặc xếp (gắn) ngay ngắn và đẹp hơn có thể được xếp hạng cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng việt lớp 2 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w