1. Công tác kiểm tra là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác Đoàn.
- Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đoàn. Tổ chức Đoàn phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra của Đoàn.
- Các cấp bộ Đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức Đoàn và đoàn viên chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết của Đoàn.
2. Ủy ban kiểm tra của Đoàn.
- Cơ quan tham mưu tích cực cho Ban Chấp hành Đoàn các cấp để tiến hành công tác kiểm tra là Uỷ ban kiểm tra. Uỷ ban kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến huyện và tương đương do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Uỷ ban kiểm tra có một số uỷ viên Ban Chấp hành, song không quá một phần hai (1/2) số lượng uỷ viên Uỷ ban kiểm tra.
- Uỷ ban kiểm tra các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của Uỷ ban kiểm tra cấp trên.
2.1 Chức năng của Uỷ ban kiểm tra:
- Kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn chấp hành Điều lệ Đoàn và tham mưu cho các cấp bộ Đoàn đại diện quyền lợi chính đáng của cán bộ đoàn viên, thanh niên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
- Tham mưu cho Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp về công tác kiểm tra và công tác xây dựng Đoàn.
2.2 Nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp:
- Tham mưu cho các cấp bộ Đoàn kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của Đoàn.
dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Đoàn.
- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên và nhân dân liên quan đến cán bộ, đoàn viên; tham mưu cho cấp bộ Đoàn về việc thi hành kỷ luật Đoàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
- Kiểm tra công tác Đoàn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành cùng cấp và cấp dưới.
2.3 Quyền của Uỷ ban kiểm tra các cấp:
- Uỷ ban kiểm tra cấp trên yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên báo cáo những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Tham mưu cho Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ các quyết định về kỷ luật của cấp bộ Đoàn cấp dưới.
- Kiểm tra hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cấp dưới.
3. Nâng cao vai trò công tác kiểm tra, đổi mới công tác chỉ đạo của Đoàn.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của Đoàn, phục vụ tốt hơn công tác chỉ đạo, củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Đoàn tập trung nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác kiểm tra cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đoàn; đặt trọng tâm vào việc kiểm tra thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn, đánh giá được hiệu quả việc thực hiện cũng như tính thực tiễn của từng chủ trương do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp ban hành; kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đoàn và kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp của Đoàn từ Trung ương đến cơ sở, đảm bảo tinh, gọn và có hiệu quả; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ các cấp của Đoàn. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, tránh chồng chéo trong chỉ đạo theo hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh; đề cao tính chỉ đạo vĩ mô và tham mưu chiến lược của cấp Trung ương. Xây dựng Ban Chấp hành các cấp của Đoàn vững mạnh, thực sự là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; cơ quan tham mưu, giúp việc của mỗi cấp uỷ Đảng về công tác thanh niên.
- Đổi mới triệt để việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của mỗi cấp bộ Đoàn theo phương châm “nội dung một, biện pháp mười”, từng bước khắc phục tình trạng ban hành nhiều chủ trương, hoặc chủ trương chồng chéo, chủ trương không sát thực với yêu cầu của thực tiễn... Các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch do cấp bộ Đoàn khoá trước ban hành nếu còn phù hợp thì tiếp tục được bổ sung và tổ chức thực hiện. Cấp bộ Đoàn chỉ ban hành chủ trương mới nhằm giải quyết trực tiếp những vấn đề mới nảy sinh hoặc vấn đề bức xúc đặt ra ở cơ sở. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn cần thực hiện đổi mới triệt để việc tổ chức các hội nghị, các hoạt động ở mỗi cấp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; kiên quyết khắc phục hành chính hoá, quan liêu, phô trương hình thức trong Đoàn.
- Tăng cường đổi mới công tác thông tin trong hệ thống Đoàn, từng bước tin học hoá trong công tác thông tin, đảm bảo thông tin nhanh, định kỳ, chính xác và thống nhất, đồng thời không ngừng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Đoàn, tuyên dương, cổ vũ kịp thời đoàn viên, thanh thiếu nhi và phong trào thanh thiếu nhi.
- Đổi mới và tăng cường sự tham mưu của các cấp bộ Đoàn đối với các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức công tác thanh niên; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thanh niên, đồng thời mở rộng mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong công tác thanh niên, góp phần tạo cơ chế, chính sách bồi dưỡng và phát huy thanh niên, tạo điều kiện về nguồn lực và môi trường để các tổ chức thanh niên hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt coi trọng việc huy động sức mạnh toàn xã hội, trách nhiệm của gia đình hỗ trợ chăm lo việc bồi dưỡng và phát huy thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Công tác giáo dục của Đoàn
15:33 15/08/2005
Bài 6
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chức năng cơ bản: Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại diện chính đáng lợi ích hợp pháp của thanh niên, đã và đang đóng vai trò là chỗ dựa về chính trị và tinh thần của lớp trẻ. Chính vì thế, giáo dục luôn luôn là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu của tổ chức Đoàn các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Các câu hỏi được đặt ra là Đoàn Thanh niên Cộng sản cần giáo dục ai? Giáo dục cái gì? Giáo dục như thế nào? Câu trả lời đã được V.I Lênin chỉ rõ trong tác phẩm “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên” (1920), cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thời sự của nó: Đoàn Thanh niên có nhiệm vụ giúp Đảng Cộng sản tiến hành giáo dục cộng sản cho thế hệ bằng những phương pháp thích hợp.... Và “không bao giờ được học vẹt chủ nghĩa cộng sản”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những luận điểm hết sức quan trọng về giáo dục thanh thiếu nhi, nhi đồng:
- Giáo dục thế hệ trẻ là sự nghiệp “trồng người”.
- Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. - Lý tưởng của thanh niên Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.
- Dân chủ hoá, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. - Kết hợp chặt chẽ giáo dục và tự giáo dục.
- Giáo dục thế hệ trẻ thông qua hành động cách mạng.
- Giáo dục thanh thiếu nhi vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.
Vì vậy, giáo dục thanh thiếu nhi theo lý tưởng của Đảng là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và là mục tiêu của các hoạt động, các phong trào thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn phải góp phần củng cố niềm tin, bồi đắp lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá và ý thức pháp luật cho thanh thiếu nhi, đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục thanh thiếu nhi.