Được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ HÀO HƯNG YÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55)

Đv: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH 2012/201 1 2011/2010 2012/2010

Chi trả lãi tiền

gửi, lãi tiền vay 190,079 291,857 275,653 -16,204 101,778 85,574 Lãi suất đầu vào

bình quân 8.6 13.1 10.15 -2.95 4.5 1.55

Lãi suất đầu ra

bình quân 13.68 18 14.15 -3.85 4.32 0.47

Chênh lệch lãi

suất ròng 5.16 4.9 4 -0.9 -0.26 -1.16

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO&PTNT huyện Mỹ Hào)

Qua bảng trên cho thấy, mức lãi suất huy động bình quân biến động khá mạnh qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2010 mức lãi suất huy động bình quân là 8.60% năm, từ năm 2010 đến năm 2011 mức lãi suất huy động bình quân tăng 4.5% đến 13.1%/năm. Điều này là do trong năm 2011 các ngân hàng đồng loạt dùng công cụ lãi suất để tiến hành cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng đến với mình, do vậy chi nhánh NHNO&PTNT huyện Mỹ Hào cũng phải điều chỉnh nâng lãi suất lên cho phù hợp với sự biến động của

thị trường. Ngoài ra còn một nhân tố nữa không kém phần quan trọng làm thay đổi mức lãi suất huy động bình quân là thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động( thời hạn, loại tiền huy động). Tuy nhiên đến năm 2012 lãi suất huy động lại giảm mạnh 2.95% xuống còn 10.15%/năm, nguyên nhân là cho Nhà nước hạ trận lãi suất huy động và cho vay xuống thấp. Đầu năm 2013 lãi suất hạ xuống còn 7.5% và dự kiến còn tiếp tục giảm tới cuối năm theo lộ trình kìm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế của Chính phủ. Lãi suất ngắn hạn giảm và ngày càng chênh lệch với lãi suất gửi dài hạn sẽ thu hút khách hàng gửi với kì hạn dài hơn, như vậy ngân hàng sẽ ổn định được nguồn vốn, mở rộng khả năng cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng thể hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách, quy định của Chính phủ của Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Mỹ Hào, đồng thời cũng cho thấy phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc, linh hoạt trong hoạt động của chi nhánh, phản ánh năng lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên của chi nhánh Mỹ Hào.

Về mức chênh lệch lãi suất bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân có sự giảm sút đáng kể. Cụ thể năm 2010 là 5.16%, năm 2011 là 4.9%, năm 2012 giảm còn là 4.0%, giảm 0.9% so với năm 2011, giảm 1.16% so với 2010. Trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi, hàng loạt các ngân hàng lớn rơi vào khủng hoảng và bên bờ vực phá sản thì việc giảm chênh lệch lãi suất bình quân là điều tất yếu và là hành động khôn ngoan, thức thời. Ngân hàng hy sinh cái lợi trước mắt để duy trì sự ổn định của toàn hệ thống, đảm bảo được lợi nhuận và sự phát triển bền vững. Đây là thành công đáng ghi nhận của chi nhánh Mỹ Hào nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Agribank nói chung.

Trong những thời gian tới ngân hàng cần duy trì mức tăng trưởng này và xa hơn là tốc độ cũng phải tăng cao hơn nữa. Đồng thời, đưa ra các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách

hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.

2.2.2.3 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Như đã biết huy động vốn và sử dụng vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau. NHTM không chỉ huy động thật nhiều vốn với chi phí thấp nhất mà còn phải tìm kiếm nơi cho vay và đầu tư vốn an toàn và hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng vào công tác huy động vốn mà không coi trọng việc đầu tư và cho vay thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận thu được hoặc khó thu hồi vốn, rủi ro cao. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư thì chính là làm mất lợi nhuận của mình, bỏ qua cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn có phù hợp hay không là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn chi nhánh Agribank Mỹ Hào

Đơn vị: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng I Nguồn vốn huy động 821,596 896,928 1,188,526 Tổng dư nợ 632,629 780327 903,279 Số dư 188,967 116,601 285,247 1 Theo kì hạn 1.1 VHĐ ngắn hạn 666,749 81.15% 746,348 83.21% 969,456 81.57% Dư nợ cho vay ngắn hạn 505,660 79.93% 647,027 82.92% 753,272 83.39%

Số dư 161,089 99,321 216,184

1.2 VHĐ dài hạn 154,847 18.85% 150,580 16.79% 219,070 18.43% Dư nợ cho vay dài hạn 126,969 20.07% 133,300 17.08% 150,007 16.61%

Số dư 27,878 17,280 69,063

2 Theo loại tiền

2.1 VHĐ bằng VNĐ 760,417 92.55% 837,603 93.39% 1,132,105 95.25%

Dư nợ cho vay bằng

VNĐ 589,673 93.21% 743,261 95.25% 866,696 95.95%

Số dư 542,432 94,342 265,409

2.2 VHĐ bằng ngoại tệ 61,179 7.45% 59,325 6.61% 56,421 4.75%

Dư nợ cho vay bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoại tệ 42,956 6.79% 37,066 4.75% 36,583 4.05%

Số dư 18,223 22,259 19,838

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số sử dụng của chi nhánh Agribank Mỹ Hào trong ba năm 2010, 2011, 2012 đều nhỏ hơn một, có nghĩa nguồn vốn huy động đã luôn đáp ứng đủ nhu cầu vay. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay cùng có xu hướng tăng song tốc độ tăng của nguồn vốn huy động lớn hơn so với dư nợ nên hệ số sử dụng vốn có biến động. Cụ thể, năm 2011 hệ số sử dụng vốn đạt 0.87, tăng 0.1 so với năm 2010. Năm 2012 hệ số sử dụng vốn giảm còn 0.76, giảm 0.11 so với năm 2011. Điều này cho thấy trong ba năm liền nhu cầu vay vốn đều nhỏ hơn so với lượng vốn huy động được, mức độ chênh lệch giữa huy động vốn và sử dụng vốn tăng mạnh trong năm 2012 khi chi nhánh gia tăng được lượng vốn huy động. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn mà ngân hàng đã duy trì là hợp lý, thể hiện ở việc hệ số sử dụng vốn cả ba năm đều gần đến một. Một mặt, ta thấy được thành công của chi nhánh trong việc sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được, không để xảy ra tình trạng tồn đọng vốn nhiều. Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn luôn nằm trong giới hạn cho phép của Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm chi nhánh năm trong địa bàn có hai khu công nghiệp lớn là KCN Phố Nối A và KCN Thăng Long II tập trung rất nhiều doanh nghiệp, chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn lớn. Việc duy trì hệ số sử dụng vốn lớn gần đến 1 trong ba năm liên tiếp đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, song vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, tránh được những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, nó lại đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn kỹ càng khách hàng cho vay để giảm thiểu rủi ro. Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hiện nay thì công tác thẩm định cho vay của ngân hàng càng cần được chú trọng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Mối quan hệ hợp lý giữa huy động và cho vay của ngân hàng cần được duy trì trong tương lai. Ngoài việc cẩn trọng trong công tác thẩm định cho vay thì chi nhánh cần tăng cường các biện pháp huy động vốn, đa dạng hóa sản

phẩm,…nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

Sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu sử dụng vốn

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động và cơ cấu sử dụng vốn của chi nhánh tương đối hợp lý. Cụ thể: theo kì hạn, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm khoảng 81% đến 83% tổng nguồn vốn huy động thì cho vay ngắn hạn cũng chiếm trong khoảng 79% đến 83% tổng dư nợ cho vay. Đồng thời cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 16% đến 20% dư nợ cho vay là hoàn toàn hợp lý với tỷ lệ 16% đến 19% vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động. Xét theo loại tiền thì sự phù hợp giữa cơ cấu huy động và cơ cấu cho vay chi nhánh đạt được thể hiện ở tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ cũng như tỷ lệ cho vay bằng VNĐ đều chiếm phần lớn trong tổng thể, và đều sấp xỉ khoảng 90%. Duy trì được sự hợp lý giữa cơ cấu vốn huy động và cơ cấu cho vay sẽ giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu rùi ro. Đây có thể xem là thành công của chi nhánh và cần được tiếp tục duy trì.

2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Mỹ Hào

2.3.1 Thành tựu đạt được trong việc huy động vốn của ngân hàng trong những năm vừa qua

Trong bối cảnh chung của hệ thống ngân hàng, những năm gần đây tình trạng thiếu vốn của NHTM nhất là tình trạng thiếu VNĐ vào dịp cuối năm. Song bằng nhiều biện pháp linh hoạt trong đó có phát hành kỳ phiếu, mở rộng mạng lưới huy động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt nên Chi nhánh NHNO&PTNT Mỹ Hào vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng cao, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, vốn kinh doanh. Cụ thể nguồn vốn huy động đến 2012 là 1,188,526 triệu đồng tăng 32.51% so với năm 2011.

Yên nói riêng đã chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển ở tất cả các ngành, các khu vực, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng tốt hơn năm trước và hoạt động ngân hàng - tài chính cũng mang đậm màu sắc đó. Song bên cạnh đó môi trường kinh doanh của ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu tiền mặt đã buộc các ngân hàng trrên địa bàn đồng loạt nâng lãi suất lên ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình, ngân hàng đã xác định được những điều kiện thuận lợi khó khăn, nắm bắt tốt thời cơ nên đã có hướng đi đúng đắn theo định hướng của ngành. Cụ thể đã tự chủ được nguồn để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Ngân hàng đã tập trung nguồn vốn huy động được để đầu tư cho những chương trình dự án lớn. Đồng thời chi nhánh đó mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua mà nguồn vốn huy động đó không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu về vốn cho ngân hàng đặc biệt là vốn ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu vốn ngắn hạn có xu hướng dịch chuyển theo hướng có lợi cho ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Cùng với sự chỉ đạo nhất quán toàn diện của NHNO&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNO&PTNT Mỹ Hào đã quán triệt việc thực hiện chiến lược phát triển của toàn hệ thống với nỗ lực quyết tâm cao nhất để hoàn thành kế hoạch. Công tác điều hành nguồn vốn theo nguyên tắc tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở kế hoạch giải ngân, kế hoạch huy động vốn, nhu cầu thanh toán.

Ngân hàng định kỳ tính toán lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào làm căn cứ để có đối sách kịp thời, chính xác để vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra bằng chính sách khách hàng của mình, ngân hàng đó tích cực, chủ động tìm kiếm, vận động khách hàng có tiềm năng

tiền gửi, từ đó vừa thiết lập mở rộng vừa củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên.

Ngân hàng Agribank đã và đang thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới khắc phục nhược điểm các sản phẩm cũ, phù hợp nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng chung của hệ thống ngân hàng. Cụ thể: một sản phẩm tiền gửi đang khá được ưa chuộng mà ngân hàng áp dụng là “ Tiết kiệm linh hoạt”, khác với sản phẩm tiết kiệm thông thường khác là khách hàng có thể rút một phần sổ tiết kiệm bất kì lúc nào, phần còn lại vẫn được tính lãi kỳ hạn bình thường. Một ưu điểm khác của sản phẩm này đó là khách hàng chỉ rút lãi định kỳ thì không cần làm lại sổ. Sản phẩm này rất phù hợp với những khách hàng có khoản nhàn rỗi ở hiện tại những chưa có kế hoạch cụ thể nhu cầu vốn trong tương lai, đặc biệt phù hợp với khách hành doanh nghiệp. Bên cạnh sản phẩm ăn khách này ngân hàng còn đưa ra nhiều hình thức thu hút khách hàng gửi tiền khác như chương trình tri ân khách hàng “Tiết kiệm dự thưởng”. Đặc biệt, hiện nay hệ thống ngân hàng Agribank nói chung và Agribank Mỹ Hào nói riêng đã áp dụng hình thức gửi tiết kiệm một nơi, có thể rút tại bất kỳ chi nhánh nào trong cùng hệ thống. Điều này đã tạo nên sự thuận tiện lớn cho khách hàng, nó cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Agribank trong tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Đồng thời, Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đó được hoàn

thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay NHNo&PTNT Mỹ Hào đó áp dụng rất tốt hệ thống IPCASII. Nó đáp ứng khối lượng giao dịch, khối lượng khách hàng, số lượng chi nhánh và người sử dụng lớn. Đáp ứng yêu cầu đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đảm bảo khả năng xử lý giao dịch thông suốt, tránh tắc nghẽn trong mọi tình huống, tận dụng tối đa nguồn lực hệ thống, tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả đầu tư (công nghệ và giá thành sản phẩm).

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn của ngân hàng

Trong cơ cấu vốn huy động thì vốn huy động đối với tiền gửi tiết kiện dân cư là một nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nhất là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có ổn định cao, điều đó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để phục vụ cho công tác huy động kinh doanh của ngân hàng. Trong cơ cấu kỳ hạn, tỷ trọng vốn dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này là ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng trong việc cho vay các dự án với thời hạn trung và dài hạn, cần phải có sự điều chỉnh về cơ cấu kỳ hạn nhằm giúp cho ngân hàng có thể mở rộng huy động vốn và cho vay đối với các dự án lớn có tính khả thi cao.

Số lượng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá nhiều trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi việc sử dụng ngoại tệ thu được để cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu ngoại tệ còn hạn chế thì đây là một bất lợi cho Ngân hàng về việc sử dụng số tiền huy động này, thậm chí còn có thể chịu rủi ro tỷ giá. Ngân hàng chủ yếu chỉ có thể sử dụng số ngoại tệ thu được để gửi vào NHNN

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ HÀO HƯNG YÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55)