Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng liên doanh Lào- Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 63)

Thứ nhất: Để giúp ngân hàng thương mại tháo gỡ bớt một số khó khăn trong hoạt động cho vay. NHNN cần phát huy mạnh mẽ vai trò là một tham mưu, tư vấn cho các NHTM, đặc biệt trong quá trình xây dựng thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư.

Một trong số các khó khăn của cán bộ tín dụng và ngân hàng khi xem xét và quyết định cho vay là sự lo ngại về thông tin không trung thực, sự thiếu thông tin cần thiết chính xác về doanh nghiệp. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa phân tán

Học viện Ngân hàng

rủi ro của Nhà nước cần có trách nhiệm trong việc thu thập và cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời của doanh nghiệp về tình hình kinh tế, sản xuất trong cả nước cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc thu thập và cung cấp thông tin không nằm ngoài mục đích là để cho các NHTM có nên cho các doanh nghiệp vay hay không. Như vậy NHNN phải nắm trong tay tất cả các thông tin tài chính, hệ số an toàn, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đặc bịêt là doanh nghiệp lớn để từ đó phân loại, đánh giá từng doanh nghiệp về mức độ an toàn khi cho vay. Các NHTM khi cấp tín dụng cho các doanh nghịêp, ngoài các thông tin tự thu thập, sẽ dựa vào các thông tin của NHNN cấp để làm cơ sở cho mọi khoản vay. Nếu NHNN làm được điều này rất có lợi vì các doanh nghiệp phải công khai kết quả tài chính, kết quả kinh doanh và NHTM cũng lường trước được những khả năng có thể xảy ra từng doanh nghiệp trước khi cho vay.

Để phát huy được trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin, Chính phủ và NHNN thành lập các công ty chuyên mua bán thông tin để hỗ trợ cho NHNN, qua đó sẽ tách biệt vai trò quản lý Nhà nước và vai trò quản lý kinh doanh của công ty tư vấn.

Thứ hai: NHNN cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, thể lệ cụ thể rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt đọng tín dụng. Hiện nay các quy chế, thể lệ của NHNN còn tỏ ra quá chung chung mang tính chỉ đạo định hướng nhiều hơn là mang tính pháp lý. Đây là những cơ sở trong một văn bản pháp lý khung về tín dụng cho các NHTM thi hành.

Ngoài ra NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt dộng của thị trường liên ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

Thứ ba: Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ:

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM

Học viện Ngân hàng

để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt trong việc xử lý tài sản thế chấp, các khoản nợ.

Hiện nay các NHTM Việt Nam đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, NHNN và các cấp, các ngành có liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

Cần phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá, tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.

Nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn nợ nần, dây dưa giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi vì việc nợ nần dây dưa dẫn đến vốn trong thanh toán có nguy cơ đóng băng và nợ ngân hàng có thể trả không đầy đủ và đúng hạn. Vậy Nhà nước cần có chính sách cải thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện chế độ trên nguyên tắc bảo tồn vốn kinh doanh. Đồng thời hình thành các định chế tài chính về mua bán nợ để giúp các doanh nghiệp ổn định trong môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng liên doanh Lào- Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w