Chiến dịch “giải cứu” cá tra, basa: Tìm giải pháp bền vững!

Một phần của tài liệu Tình hình nuôi cá tra ở việt nam (Trang 31 - 32)

bền vững!

Phát triển bền vững, cách nào?

Phải xác định cá tra, basa là sản phẩm chiến lược của vùng để có chính sách đồng nhất, từ những ưu đãi đến những định chế ràng buộc trong một sân chơi chung. Phát triển bền vững phải bắt đầu từ quy luật cung cầu, xây dựng các mối tương quan đảm bảo lợi ích hài hoà cho các bên.

Phát triển liên kết giữa người nuôi với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra Đa đạng hoá đối t ượng và thị tr ường xuất khẩu

Quan tâm đến chất lượng sản phẩm X ây dựng th ương hiệu quốc gia

- Giải pháp về chính sách: các địa phương cần rà soát và phân loại các hộ nuôi sản xuất lớn và sản xuất nhỏ, những hộ đã vay ngân hàng và nuôi cá, tôm bị thua lỗ hiện không còn gì thế chấp để vay vốn tiếp, từ đó có những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích họ nuôi tiếp. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

- Giải pháp về giá thành, kiểm soát và vật tư sản phẩm: về công tác giống cần có kế hoạch cung ứng đủ giống tốt giá hợp lý. Trung tâm KN - KNQG phối hợp các cơ quan quản lý địa phương xác định đối tượng chăn nuôi cá tra- Giải pháp thực hiện cải thiện mối quan hệ giữa người nuôi và doanh nghiệp địa phương đóng vai trò quan trọng, Bộ NN&PTNT, các Hội Hiệp hội có trách nhiệm tác động nhằm giúp cho người nuôi được chia sẻ lợi nhuận và các doanh nghiệp cùng chia sẻ rủi ro.

- Về thị trường: Cục chế biến NLS và thương mại kết hợp với VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) đề xuất biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

+ Rà soát và đánh giá các chính sách hiện hành của nhà nước có liên quan đến việc phát triển ngành hàng cá tra, sau đó đưa ra những đề xuất và bổ sung nhằm thực thi một cách có hiệu quả những chính sách đó. Bên cạnh đó, các tổ chức có liên quan như: ngân hàng, Cục nuôi, Cục Thương mại & Chế biến nông lâm sản, Bộ NN&PTNT cùng với địa phương nên tiếp tục và nỗ lực thực hiện tốt các chính sách cho vay, hỗ trợ rủi ro cho người nuôi, xúc tiến thương mại, đầu tư kho trữ đông cho các doanh nghiệp chế biến.

+ Giảm giá thành sản xuất trong khâu nuôi: Chi phí thức ăn thủy sản thường chiếm từ 70- 80% trong tổng giá thành và con giống chất lượng không tốt có thể làm tăng tỷ lệ hao hụt sản lượng 20-30%. Thức ăn và con giống là hai yếu tố đầu vào quan trọng của việc nuôi cá tra. Trong đó, việc tăng cường khâu quản lý chất lượng con giống, thức ăn từ các nhà cung cấp và phân phối là hai yếu tố đầu vào này được đặt lên hàng đầu.

+ Nối kết người nuôi với doanh nghiệp, giải pháp căn cơ để giải quyết tốt mối quan hệ cung - cầu hàng hóa, tránh tình trạng vượt cung hay vượt cầu thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây. Hiệp hội Nghề cá và VASEP là hai tổ chức cầu nối cho việc thực thi giải pháp này với sự hỗ trợ của Ban điều hành cá tra của ĐBSCL.

+ Giải pháp thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để duy trì thị phần hiện có đối với các thị trường truyền thống, đồng thời với việc mở rộng thị phần trên các thị trường tiềm năng được xem là công cụ mấu chốt trong việc thực thi giải pháp. Cục Chế biến nông lâm sản và Cục Thương mại là hai đơn vị hỗ

trợ cần thiết trong quá trình thực thi giải pháp nêu trên

Một phần của tài liệu Tình hình nuôi cá tra ở việt nam (Trang 31 - 32)