9.5.1. Trạng thái cân bằng điện của vật dẫn:
Trạng thái cân bằng điện của vật dẫn là trạng thái mà bên trong vật hay qua vật không có dòng điện tích chuyển động. Do đó điều kiện để vật dẫn ở trạng thái cân bằng là: Vectơ cường
độ điện trường tại mọi điểm bên trong vật dẫn bằng không:Eri =0. Tại mọi điểm trên mặt vật
dẫn vectơ cường độ điện trường phải vuông góc với mặt vật dẫn.Eri =0,Ern =Er.
9.5.2. Tính chất của vật dẫn mang điện ở trạng thái cân bằng điện * Vật dẫn là một khối đẳng thế.
* Trường hợp vật dẫn rỗng: Đối với một vật dẫn rỗng ở trạng thái cân bằng tĩnh điện thì điện trường ở phần rỗng và ở trong thành của vật dẫn rỗng luôn bằng không.
* Phép tính chứng tỏ cường độ điện trườngEr
ở sát mặt vật dẫn (bên ngoài vật) có độ lớn:
0
E σ
εε
= với σ là mật độ điện mặt tại điểm ta đang xét trên mặt vật dẫn.
* Mật độ điện tích ở chỗ bề mặt vật dẫn bị lõm vào là nhỏ và mật độ lớn ở các điểm. Điều này giải thích hiện tượng rò điện ở các mũi nhọn.
9.5.3. Hiện tượng hưởng ứng tĩnh điện (điện hưởng)
Hiện tượng làm xuất hiện các điện tích trái dấu có độ lớn bằng nhau trên hai đầu vật dẫn khi đặt vật dẫn không mang điện vào trong một điện trường Er
. Nếu ta đưa vật dẫn ra ngoài điện trường thì các điện tích sẽ dịch chuyển về vị trí cũ của nó và vật dẫn lúc này lại trở thành trung hoà về điện.
9.5.4. Điện dung của vật dẫn cô lập
Điện dung của một vật dẫn cô lập là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của vật, có giá trị bằng điện tích mà vật dẫn tích được khi điện thế của nó bằng một đơn vị điện thế.
Q C
V
= . Trong hệ SI đơn vị của điện dung là Fara kí hiệu là F: 1 1 1 Culong Fara Von = . 9.5.5. Tụ điện
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Có nhiều loại tụ điện tuỳ theo hình dạng cấu tạo của các vật dẫn kim loại như: Tụ điện cầu, tụ phẳng, tụ điện trụ…Mỗi vật dẫn tạo nên một tụ điện được gọi là một bản (hay cốt ) của tụ điện.
Điện tích của tụ điện là giá trị tuyệt đối của điện tích trên một bản của tụ điện.