Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện trạng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về TSCĐ để vào sổ kế toán.
Đặc điểm TSCĐ tại công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí Nghệ An:
TSCĐ gồm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Tại công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau:
+ Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn + TSCĐ khác
Chứng từ, sổ sách sử dụng:
Một số chứng từ TSCĐ mà công ty áp dụng gồm: - Quyết định tăng giảm TSCĐ
- Chứng từ TSCĐ:
Biên bản giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ (02- TSCĐ)
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (03- TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04-TSCĐ)
Biên bản kiểm kê TSCĐ ( 05- TSCĐ) - Chứng từ khấu hao TSCĐ:
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Công ty đã lên kế hoạch mua sắm TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt, công ty ký hợp đồng mua sắm TSCĐ với người cung cấp sau đó căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giấy báo của bên bán) kế toán làm thủ tục cho người đi mua. Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và quyết toán thanh toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để hạch toán tăng TSCĐ.
Xuất phát từ nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thì giám đốc sẽ ra các quyết định về tăng, giảm TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, đồng thời ra quyết định thành lập Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng kiểm nghiệm các công trình sửa chữa lớn. Các hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu, giao nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ…Căn cứ vào đó, kế toán TSCĐ tiến hành lập và hủy thẻ TSCĐ và ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp sau đó tiến hành bảo quản, lưu trữ chứng từ theo đúng quy định.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Trình tự ghi sổ kế toán hình thức sổ Nhật ký chung áp dụng cho phần hành TSCĐ có quy trình như sau:
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty:
Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng quan hệ đối chiếu
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán thực hiện phản ánh vào Thẻ TSCĐ, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, và phản ánh vào sổ Nhật ký chung. Số liệu trên Sổ nhật ký chung là cơ sở để kế toán phản ánh vào Sổ cái các TK 211, 213,214. Căn cứ vào thẻ chi tiết TSCĐ định kỳ hoặc cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số liệu trên sổ cái các TK 211,213, 214. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các TK 211,213,214, kế toán Bảng cân đối số phát sinh. Bảng này cùng các Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ là cơ sở để kế toán lập Báo cáo tài chính.
Bảng tổng hợp Chứng từ tăng giảm và khấu
hao TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Sổ cái TK 211,213,214
Bảng cân đối tài khoản Nhật ký chung
Sổ chi tiết TSCĐ
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ