Phân tích các chiến lược quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển bền

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014-2020 (Trang 30)

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.3.2.Phân tích các chiến lược quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển bền

vững của tỉnh Tây Ninh

2.3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Ngày 09/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2044/2010/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộ tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, trong đó, nêu rõ quan điểm:

 Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyens khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và từ nước ngoài vào đầu tư bên trong địa bàn tỉnh. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển, coi các doanh nghiệp là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế;

 Phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài: tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trước hết là với các nước trong khu vực nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường. Tận dụng và phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm và phát triển xuất khẩu.

 Cùng với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực; chú trọng đầu tư chiều sâu, tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương châm hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp làm hạt nhân cho phát triển mạng lưới đô thị, và tạo ra hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ hài hòa, bền vững; xây dựng một nền nông, lâm nghiệp hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao theo hướng đa dạng hóa gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

29  Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng, kể cả nông thôn và vùng sâu, vùng xa; hình thành hệ thống điểm dân cư kiểu đô thị với các thị trấn, thị tứ, các trung tâm dịch vụ, thương mại theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa với quy mô nhỏ và vừa, thích hợp với từng huyện.

 Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội; nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn với vùng đô thị, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các vùng; tạo việc làm cho người lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất coi đây như là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của tỉnh; bảo vệ, tái sinh và làm giàu tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường.

 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng các chính sách và định chế đặc thù, linh hoạt cho vùng biên giới, cửa khẩu của tỉnh nhằm đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tựan toàn xã hội trên địa bàn.

Từ các quan điểm phát triển trên, ta nhận thấy, ngoài 3 trọng tâm phát triển bền vững là: kinh tế - xã hội – môi trường, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 còn thể hiện đặc trưng của Tây Ninh là một tỉnh biên giới trong việc lưu ý cần xây dựng các chính sách và định chế đặc thù, linh hoạt cho vùng biên giới, cửa khẩu của tỉnh nhằm đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tựan toàn xã hội trên địa bàn. Từ quan điểm trên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

 Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 – 15,2%.

 Giai đoạn 2011 – 2015: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 14,5 – 15%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6 6,2%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 21 – 21,5%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5 – 15%. Cơ cấu kinh tế vào năm 2015 theo giá hiện hành dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 26 – 26,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 36 5 – 37%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36,5 – 37%. GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 2.852 USD/người năm 2015.

 Giai đoạn 2016 – 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 15,5 – 16%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,5 – 21%, khu vực dịch vụ khoảng 15 – 15,5%. Cơ cấu kinh tế vào năm 2020, dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 15 15,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 45 45,5%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 39 – 39,5%. GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế đạt 4.800 USD/người năm 2020. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23 – 25% vào giai đoạn 2011 – 2020.

30  Về xã hội:

 Giai đoạn 2011 – 2015: Phấn đấu tỉ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 60% năm 2015. Giải quyết việc làm khoảng 18.000 – 19.000 lao động mỗi năm. Phấn đấu năm 2015 có trên 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

 Giai đoạn 2016 – 2020: Phấn đấu tỉ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70% năm 2020. Giải quyết việc làm khoảng 18.000 – 19.000 lao động mỗi năm. Phấn đấu năm 2015 có trên 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

 Về môi trường:

 Tỷ lệ che phủ tự nhiên thời kỳ 2010 - 2020 đạt trên 40%.

 Năm 2020, toàn bộ các thị xã, thị trấn có công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung, 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hoặc áp dụng công nghệ sạch, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường đạt trên 80% năm 2015 và 90% năm 2020.

 Đến năm 2020, 100% dân cư thành thị và nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh.

 Quốc phòng an ninh: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Lấy các mục tiêu kể trên làm cơ sở, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộ tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 chú trọng phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh Tây Ninh chủ trương:

 Về kinh tế:

Khuyến khích phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững; phát triển nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp toàn diện và bền vững; ngành lâm nghiệp phát triển theo hướng bảo tồn và da dạng hóa sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm; phát triển thủy sản phải đảm bảo những yêu cầu về bảo vệ môi trường nước, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt.

 Về xã hội:

Phát triển giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại hóa, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ theo hướng đẩy mạnh ứng học công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ thông tin, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng dựng các hệ thống quản lý tiên tiến.

 Về môi trường:

Bảo vệ môi trường phát triển bền vững, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh học, rác thải công nghiệp, trạm xử lý nước thải, lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương, tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

31

2.3.2.2. Kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 –

2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 160/QĐ-TTg, ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015, ngày 21/07/2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đưa ra Quyết định số 1610/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2015.

Kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2015 thể hiện quan điểm:

 Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững.

 Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

 Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

 Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

 Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

Lấy quan điểm trên làm nền tảng định hướng, kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2015 đưa ra mục tiêu tổng quát là: để tăng tưởng bền vững, hiệu quả, phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi trường, đồng thời phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Từ mục tiêu tổng quát ở trên, kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2015 đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

 Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.

 Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng.

 Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên

32 không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Kế hoạch hành động về phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 – 2015 đã định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2015 trên cả ba mặt: kinh tế - xã hội – môi trường:

 Về kinh tế:

 Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, bền vững, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư có hàm lượng kỹ thuật – công nghệ cao, công nghệ sạch;

 Từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, sản xuất và tiêu dùng bền vững: Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, hạ tầng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, áp dụng sản xuất sạch, tiết kiệm mức tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu trên đơn vị sản phẩm, tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững.

 Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, xây dựng nông thôn mới: nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng nông thôn trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển bền vững; áp dụng quy trình, công nghệ chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

 Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, tạo bước tiến về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

 Phát triển các ngành dịch vụ; phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường: Tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ mới về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

 Về xã hội:

 Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội;

 Phát triển bền vững các đô thị;

 Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới;  Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, bảo đảm an toàn thực phẩm, cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động;

 Bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.  Về tài nguyên và môi trường :

 Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất ;

 Bảo vệ môi trường nước, sử dụng bền vững tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản;

33  Bảo vệ và phát triển rừng;

 Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại;  Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học;

 Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chỉ tiêu trên, UBND tỉnh Tây Ninh đưa ra các chỉ tiêu nhằm giám sát và đánh giá phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2014 – 2015 gồm 34 chỉ tiêu, trong đó 28 chỉ tiêu chung theo chương trình phát triển bền vững quốc gia, và 6 chỉ tiêu đặc thù vùng, trong các chỉ tiêu đưa ra có các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh theo hệ thống chỉ tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia bao gồm:

 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014-2020 (Trang 30)