Lồng ghép phát triển bềnvững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014-2020 (Trang 28)

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.2.3.Lồng ghép phát triển bềnvững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành

Trong quá trình thực hiện PTBV, các nguyên tắc và mục tiêu PTBV quốc tế đã được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được lồng ghép vào những chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT - XH của quốc gia cũng như của các Bộ, ngành và địa phương trong đó gắn kết các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Bộ chỉ tiêu về PTBV cũng đã được nghiên cứu, xây dựng để giám sát, đánh giá.

Để đạt được những thành tựu đã nêu, cũng như nâng cao chất lượng của khung thể chế nhằm PTBV, Việt Nam ngay từ đầu đã chú trọng lồng ghép các mục tiêu PTBV trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã công bố chính sách PTBV là nhiệm vụ xuyên suốt và điều đó đã được thể hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015. Các kế hoạch này đã cụ thể hóa quan điểm phát triển trên, đưa ra lộ trình và chính sách cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Chiến lược.

Các văn kiện chiến lược này là nền tảng cho quá trình xây dựng một hệ thống nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển ngành và thực hiện 19 lĩnh vực ưu tiên về kinh tế, xã hội, môi trường của Định hướng chiến lược phát triển bền vững.

Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được thông qua năm 2002, đã gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và PTBV. Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh “Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển”; đồng thời “Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội nhằm hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng”. Đặc biệt, Chiến lược này đưa ra

27 những mục tiêu phát triển mang tính đặc thù của Việt Nam (thường gọi là Mục tiêu phát triển của Việt Nam). Đây là hệ thống các chỉ tiêu hỗ trợ cho việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu PTBV. Chiến lược đã được thực hiện thành công thông qua các chương trình mục tiêu cho từng giai đoạn: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015... và sự hỗ trợ, phối hợp lồng ghép với các chương trình của những lĩnh vực khác như Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010; Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020; Chương trình Tiết kiệm điện giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình Bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Việt Nam đã huy động được nhiều nguồn lực trong nước và từ cộng đồng tài trợ quốc tế để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia cũng như các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn có những nỗ lực quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu PTBV nói chung và mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ nói riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở các vùng có điều kiện khó khăn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014-2020 (Trang 28)