Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường, không có doanh nghiệp kinh doanh nào có thể tồn tại và phát triển mà không có mối quan hệ với thị trường. Thị trường chính là nơi diễn ra việc trao đổi hàng hóa, nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau và cũng là nơi để họ tìm kiếm lợi nhuận, chính vì vậy việc nghiên cứu và mở rộng thị trường luôn là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp phải quan tâm.
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyêt định quản trị. Đó chính là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường. Thị trường gồm có thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, vì vậy khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần nghiên cứu cả hai thị trường này.
Khi muốn mở rộng thị trường thì điều đầu tiên công ty cần làm là phải duy trì và giữ vững thị trường hiện tại của mình và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm trong tương lai. Do vậy, nghiên cứu thị trường không chỉ giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý đến thị trường tương lai của công ty mà trước hết công ty muốn chinh phục. Công ty có thể nghiên cứu thị trường theo hai cách sau:
- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Đây là phương pháp trực tiếp tiếp cận thị trường để nghiên cứu thông qua các hình thức điều tra tại chỗ, phỏng vấn, quan sát… Phương pháp này sử dụng lực lượng trực tiếp tiếp cận với thị trường nên nên đòi hỏi nhiều lao động, tốn kém. Nếu sử dụng phương pháp này công ty cần có kế hoạch hợp lý để tiết kiệm chi phí.
- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Việc nghiên cứu thị trường có thể dựa vào các cơ sở dữ liệu do công ty tạo ra như số liệu của kế toán tài chính, thống kê tiêu thụ sản phẩm, thống kê kết quả quảng cáo…, bên cạnh đó có thể sử dụng các dữ liệu ở bên ngoài như số liệu của cơ quan thống kê, tài liệu về các loại sản phẩm vật liệu xây dựng của công ty…
Để nghiên cứu cầu thị trường công ty có thể thực hiện theo các bước sau:
- Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát và thu thập các
thông tin về cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chuyên ngành.
- Tiến hành phân tích, xử lý thông tin đã thu thập được về cầu các loại sản phẩm.
- Xác định lượng cầu của thị trường căn cứ vào kết quả của công tác phân tích và xử lý thông tin ở trên.
Sau khi xác định được cầu thị trường công ty có thể đưa ra các quyết định hợp lý trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và kế hoạch mua sắm các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất.
Bên cạnh việc nghiên cứu cầu của thi trường công ty cũng cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình, cả đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn.
Như vậy, với một phòng kế hoạch thị trường có kinh nghiêm như hiện tại, công ty có thể giải quyết được công tác nghiên cứu thị trường, đồng thời qua đó ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa.
3.2.5 Biện pháp về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề trọng tâm, cấp bách, là mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của các quốc gia trên thế giới. Quá trình sản xuất là quá trình lâu dài, liên tục nếu không xử lý tốt vấn đề môi trường sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư sống xung quanh. Vì vậy, công ty nên chú trọng tới một số giải pháp như sau:
- Trong những năm tới Công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Duy trì hoạt động hiệu quả của các lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện, đảm bảo nồng độ bụi thải ra môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (giới hạn B TCVN 5939 - 1995).
- Hệ thống sử lý nước thải duy trì hoạt động ổn định, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 (giới hạn B). Nước thải như nước thải sản xuất, nước vệ sinh nhà xưởng nên được xử lý theo các mương thải được bố trí trong mặt bằng nhà máy qua bể xử lý chung trước khi thải ra ngoài. Tránh tình trạng xả nước thải bừa bãi làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng như ảnh hưởng tới người dân sống gần công ty. Công ty cần cải tạo và nâng cấp hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước mưa và nước thải thường xuyên.
- Khí thải trong quá trình sản xuất cũng khá lớn, nồng độ các chất thải độc hại lớn nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, do đó công ty nên có quần áo bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng cho công nhân. Đồng thời, công ty cũng phải có các giải pháp nhằm hạn chế việc thải chất độc và khí thải ra ngoài môi trường.
trung thu gom bán thanh lý hoặc đưa ra bãi chứa chất thải rắn của công ty. - Nâng tỷ lệ trồng cây xanh trong khuân viên nhà máy và khu vực xung quanh tạo môi trường xanh sạch, hay thường xuyên phun nước ở những nơi có xe tải vận chuyển nguyên vật liệu hay thành phẩm... nhằm cải thiện điều kiện khí hậu và môi trường. Đồng thời, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên mà Công ty khai thác.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Hoàn thiện mô hình từng đơn vị theo nguyên tắc giảm bớt đầu mối, hạn chế cạnh tranh nội bộ.
- Theo sát diễn biến thị trường để đưa ra những quyết định hợp lý, điều chỉnh mức giá bán theo từng thời điểm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Công ty cần quan tâm đến việc bố trí quá trình sản xuất một cách hợp
lý để sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Không ngừng nâng cấp, mua sắm mới một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
- Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng tiềm ẩn của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, thực hiện chế độ thưởng phạt và tạo ra cơ hội thăng tiến để kích thích người lao động nâng cao hơn nữa năng suất lao động.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm vùng thị trường, tăng cường đầu tư hoạt động markting để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
- Để tồn tại và phát triển bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì Công ty cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành khác đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp...Do vậy, đòi hỏi Công ty luôn củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức này vì mục tiêu
KẾT LUẬN
Với tiềm năng còn rất lớn của thị trường bất động sản trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng, nâng cao công suất. Công ty tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Với những phương hướng mới, cơ chế hoạt động mới, bộ máy quản lý Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, qua đó hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao.
Trong 3 năm 2009- 2011, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối cao.Đây là những dấu hiệu đáng mừng ghi nhận sự nỗ lực của ban lanh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
Bên cạnh đó trình độ của người lao động cũng được nâng cao, số lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn tăng qua các năm, số công nhân nghề được đào tạo theo đúng yêu cầu của công việc cũng tăng lên, đồng thời số lao động chưa qua đào tạo giảm xuống. Sự tăng lên của chất lượng lao động đã làm cho năng suất lao động bình quân của Công ty tăng lên qua 3 năm. Ngoài ra, Công ty luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách của nhà nước, của Công ty đối với người lao động về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ hưu trí, tai nạn lao động, công tác an toàn lao động cũng rất được Công ty chú trọng, quan tâm. Từ đó, đã kích thích được năng lực của người lao động, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên Công ty cần quan tâm hơn nữa việc quản lý và sử dụng VCĐ và VLĐ để nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, trong thời gian tới bên cạnh việc duy trì và phát huy những mặt tích cực, Công ty cần sớm khắc phục những hạn chế của mình để hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu tối đa với chi phí thấp nhất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong chuyên đề thực tập này em đã nghiên cứu về việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Em đã tìm ra những nguyên nhân, những tồn tại và xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề em đã hết sức cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ và năng lực còn có hạn. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô và các ý kiến đóng góp của bạn đọc để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.S Vũ Thành Toàn, và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHAO
1. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp – Trung tâm đào tạo QTKDTH Trường Đại Học Kinh Tế Quốc dân.
2. Hiệu quả sản xuất nền kinh tế - Đỗ Hữu Hào. 3. Quản trị học – Nguyễn Hải Sản – NXBThống kê.
4. Kinh tế học của tổ chức phát triển Kinh tế Quốc dân Việt Nam – PTS Phan Thanh Phố.
5. Kinh tế xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp – PTS Lê Mạnh Hùng. 6.Phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng
7.Phòng hành chính nhân sự công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng