Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Sự thành đạt của khách hàng, sự phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa là điều kiện để tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Vì thế DNVVN có ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng trên một số yếu tố sau:
+ Khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng và năng lực tài chính của doanh nghiệp
Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện nhằm phân loại chọn ra khách hàng phù hợp, đạt yêu cầu của khách hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Năng lực tài chính ảnh hưởng trước tiên tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành các nghĩa vụ chi trả tiền gốc và lãi cho ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay của NHTM. Các ngân hàng thường tập trung xem xét tính hợp pháp, hợp lý của mục đích sử dụng vốn, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án… Nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ yêu cầu này thì các ngân hàng không thể cho vay nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
+ Khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay tại các doanh nghiệp
Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả nó thể hiệ ở khả năng thích ứng trong sản xuất kinh doanh và đầu tư của khách hàng với nhu cầu của thị trường, khối lượng sản phẩm lớn, doanh thu mang lại cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến và áp dụng rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì thế năng lực quản lý của doanh nghiệp cũng được chú trọng nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức tối ưu để tận dụng tối đa nguồn lực, tăng khả năng thích ứng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó giúp nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và chất lượng các khoản vốn vay cũng được đảm bảo.
+ Yếu tố đạo đức và uy tín của doanh nghiệp
Rủi ro đạo đức luôn là vấn đề nhức nhối trong hoạt động cho vay và được các ngân hàng rất coi trọng. Chất lượng cho vay có hiệu quả đòi hỏi cần có sự hợp tác trung thực của các bên tham gia. Rủi ro đạo đức có thể nảy sinh ngay trong
việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ngân hàng, có thể cung cấp thông tin sai lệch ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức còn xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng, sử dụng sai trình tự, đầu tư vào hạng mục rủi ro mà không thông báo cho bên cấp vốn. Rủi ro đạo đức của doanh nghiệp còn thể hiện ở cả ý thức trả nợ ngân hàng, khi cố tình không trả nợ đúng hạn… Tất cả các yếu tố trên đều có tác động không nhỏ đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Chính vì thế, buộc các ngân hàng phải kiểm tra kỹ thông tin trước khi quyết định cho vay và giám sát việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
* Nhân tố môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế và chi phối bởi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, quy luật cung cầu của thị trường và những biến động trên thị trường quốc tế. Ở mỗi chu kỳ kinh tế khác nhau có tác động khác nhau đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng và của các thành phần kinh tế khác. Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất nên nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng tăng cao. Hoạt động cho vay của ngân hàng nhờ đó cũng phát triển và chất lượng tăng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển chậm chạp có biểu hiện suy thoái, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp khó khăn dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm, hoạt động cho vay của ngân hàng không mở rộng được và nhiều khoản nợ vay không thu hồi đúng hạn, lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay sẽ giảm.
Những biến động về lạm phát, lãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay của ngân hàng. Tác động của môi trường kinh tế có thể làm tăng hoặc giảm quy mô hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng và cụ thể hơn là hoạt động cho vay đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN.
* Môi trường pháp lý
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay nói riêng. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu ở bất kỳ một nền kinh tế nào. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không
phù hợp sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cũng như chất lượng cho vay của ngân hàng.
Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Và còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Môi trường pháp luật này luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng.
* Môi trường chính trị – xã hội
Ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho vay dựa trên cơ sở tín nhiệm giữa hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và doanh nghiệp là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay.
Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Mỗi một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không có chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bởi các nhà đầu tư nước ngoài họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
* Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố trên, chất lượng cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan khác như môi trường tự nhiên, các đối thủ cạnh tranh... Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng đặc biệt là những khoản vay đối với doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị biến động sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời cao, giảm
thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai bão lũ sẽ tác động xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận, khả năng trả nợ ngân hàng thấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay.
Hiện nay các ngân hàng thương mại luôn cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường thông qua các gói sản phẩm dành cho khách hàng và chất lượng dịch vụ củ ngân hàng. Các đối thủ cạnh tranh nếu nâng cao được uy tín, chính sách cho vay phù hợp với khách hàng và chất lượng phục vụ tốt hơn sẽ thu hút được khách hàng hơn. Vì thế chất lượng cho vay của ngân hàng cần phải được nâng cao để canh tranh với các ngân hàng khác nhằm tạo uy tín và giữ chân được khách hàng.
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận về chất lượng cho vay DNVVN của NHTM có thể hiểu được thế nào là chất lượng cho vay DNVVN là gì, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng này, các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có cơ sở để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn về chất lượng cho vay DNVVN tại VPBank Thăng Long trong thời gian gần đây.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VPBank – chi nhánh Thăng Long vừa và nhỏ tại ngân hàng VPBank – chi nhánh Thăng Long
2.1 Khái quát về ngân hàng VPBank – chi nhánh Thăng Long 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng VPBank 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank) tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993. Năm 2006, VPBank chuyển trụ sở chính về số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện VPBank đang sử dụng phần mềm hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ). Đây là nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhất, giúp VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao phục vụ khách hàng.
Năm 2006, VPBank thành lập 2 công ty con là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VPbank AMC và công ty chứng khoán VPbank. Cũng trong năm
lược. Theo thỏa thuận này, ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của VPBank. Hiện nay, ngân hàng OCBC đang nắm giữ 14.88% trên tổng số cổ phần của VPBank.
Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Cùng với nhu cầu phát triển, cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Năm 2007, vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ VNĐ năm 2008 là 2117 tỷ VNĐ. Đến 30/12/2010, VPBank đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.456 tỷ VNĐ (năm 2009) lên 4.000 tỷ VNĐ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở rộng thêm chi nhánh Hải Phòng. Cũng trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank mở thêm 3 chi nhánh mới là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. Kể từ khi thành lập đến nay, VPBank khai trương rất nhiều phòng giao dịch trên địa bàn TP.Hà Nội cũng như trên các tỉnh thành khác. Tính đến 30/12/2010, VPBank đã đưa vào hoạt động 150 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng 2.980 nhân viên trong đó phần lớn các nhân viên đều có trình độ đại học và một số là sau đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp. Số lượng nhân viên đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009 (2.394 nhân viên). Ngay từ khi mới thành lập, VPBank luôn trú trọng đến công tác đào tạo, triển khai các khóa đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên theo hướng chuyên sâu, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh. Ngoài ra, VPBank còn quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên, đảm bảo mức thu nhập ổn định có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.